Triển lãm “65 năm nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Nỗi đau da cam”

Chào mừng kỷ niệm 65 năm cách mạng Tháng Tám thành công, Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9/1945 – 2/9/2010 và ngày vì nạn nhân chất độc màu da cam 10/8 – Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức trưng bày triển lãm ảnh với hai chuyên đề: “65 năm nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Nỗi đau da cam”.

Triển lãm góp phần tôn vinh gìn giữ, phát huy những giá trị lịch sử truyền thống của ông cha ta và nâng cao tinh thần chia sẻ “Tương thân, tương ái” đối với các nạn nhân chất độc màu da cam do chiến tranh để lại.

Nội dung của triển lãm “65 năm nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, gồm 4 phần:

Phần thứ nhất: (Thời kỳ tiền cách mạng và 1930-1945). Năm 1958, thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng áp đặt chế độ cai trị thực dân chuyên chế hà khắc và tàn bạo về nhiều mặt đẩy nhân dân ta vào cuộc sống lầm than khổ cực.

Với hai bàn tay trắng ngày 5/6/1911, trên chiếc tàu Pháp La-tut-so-te-re-vin người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Nười đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác – Lênin con đường đi của cách mạng Việt Nam. Ngày 3/2/1930, tại Hương Cảng – Trung Quốc dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Đảng cộng sản Đông Dương, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam do đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư. Ngay từ khi ra đời đảng ta đã lãnh đạo nhân dan ta tiến hành các cao trào cách mạng 1930-1934, 1936-1939 và tổng khởi nghĩa 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Phần thứ hai: (Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954). Phản ánh những thuận lợi và khó khăn của nền kinh tế – xã hội và quá trình củng cố xây dựng chính quyền mới sau Cách mạng Tháng Tám, phản ánh cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và quá trình phát triển của cuộc kháng chiến kiến quốc (1946-1953), từ chiến dịch Điện Biên Phủ đến hiệp định Giơnevơ kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954).

Phần thứ ba: (Thời kỳ từ 1954 đến năm 1975). Đây là thời kỳ đất nước ta tạm chia làm hai miền. Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc, dân chủ, tiến tới thống nhất nước nhà.

Phần thứ tư: Đất nước ta sau 35 năm đổi mới.

Nội dung triển lãm chuyên đề “Nỗi đau da cam”

Sống trong hòa bình nhưng không ít gia đình ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại. Theo thống kê của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin, trong đó có khoảng 3 triệu người là nạn nhân của chất độc da cam, trên 150.000 nạn nhân là trẻ em (cả thế hệ con và cháu).

Phần thứ nhất: Những hình ảnh về việc Mỹ rải hơn 80 triệu lít chất hóa học xuống đất nước Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1971.

Phần thứ hai: Những hình ảnh thương tâm do tác hại của chất độc hóa học gây ra cho nhân dân Việt Nam.

Phần thứ ba: Những câu chuyện hình ảnh về những con người dũng cảm vượt lên nghịch cảnh của mình.