Bộ mắc võng của người Chăm

Bộ mắc võng cổ và khâu đầu đòn khiêng cáng đúc bằng đồng, có niên đại từ thế kỷ XII-XIII (SCN), dùng để cáng kiệu các quan trong triều đình Chăm Pa thời xưa.

Mắc võng có cấu tạo móc uốn lượn mình rồng và hình vòng lửa, trang trí hoa văn vây rồng và hoa lá. Chiếc dài nhất 28 cm, chiếc ngắn nhất 14 cm, được phát hiện tại phía nam huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Đây là những vật chứng quý hiếm về di sản văn hoá Chăm Pa.

Mắc võng bằng đồng dùng để khiêng cáng quan lại của người Chăm, có niên đại từ thế kỷ IV (SCN). Mắc võng được đúc liền với họng luồn đòn khiêng; trên thân trang trí hình người; phần đuôi trang trí hình đuôi rồng uốn cong. Chiếc mắc này được phát hiện tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Kích thước dài 17 cm.

Chia sẻ
Bài trướcChé mẹ bồng 3 con
Bài tiếp theoChé gốm men lam