Chức năng – nhiệm vụ

Bảo tàng được xây dựng từ năm 1960. Thời kỳ đầu mang tên Bảo tàng Việt Bắc, thực hiện chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống văn hoá, lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc Việt Bắc.
Chức năng:
Quyết định số 3401/QĐ-BVHTTDL ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam cụ thể như sau: Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, giáo dục và phát huy giá trị sưu tập, hiện vật về di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam. Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam là Bảo tàng Quốc gia, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; trụ sở tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.Nhiệm vụ và quyền hạn:

  1. Trình Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn, trugn hạn và hàng năm của Bảo tàng; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
  2. Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập, hiện vật về văn hoá các dân tộc Việt Nam.
  3. Nghiên cứu khoa học về bảo vệ và phát huy giá  trị các sưu tập di sản văn hoá các dân tộc Việt Nam phục vụ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao

Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động của Bảo tàng

  1. Thực hiện các biện pháp bảo vệ và tổ chức phát huy giá trị các sưu tập, hiện vật thuộc quyền quản lý theo quy định; tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo đề nghị của tổ chức, có nhân có liên quan.
  2. Tổ chức các chương trình giáo dục, truyền thông phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của Bảo tàng và theo quy định của pháp luật.
  3. Phục chế và cung cấp bản sao di vật, cổ vật, bảo vật theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật.
  4. Tiếp nhận, bảo quản sưu tập di sản gửi, giữ theo quy định của pháp luật; hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ việc lưu giữ, bảo quản di sản văn hoá theo đề nghị của chủ sở hữu di sản; trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn hoá.
  5. Hỗ trợ các hoạt động phổ biến, truyền dậy những kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm của nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ bí quyết nghề nghiệp và có công bảo tồn, phổ biến nghệ thuật truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống.
  6. Thực hiện các hoạt động hợp tác Quốc tế theo kế hoạch của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và quy định của pháp luật.
  7. Tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bảo tàng và quy định của pháp luật.
  8. Thu phí, lệ phí, quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật.
  9. Đảm bảo an toàn, an ninh trong khu vực do Bảo tàng quản lý.
  10. Xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý tổ chức bộ máy, nhân sự; thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Bảo tàng theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức của Bảo tàng.
  11. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

15.Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao.