Lịch sử hình thành

Lịch sử Bảo tàng Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam sau 50 năm xây dựng và trưởng thành đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau: Giai đoạn 1960-1975;  Giai đoạn 1976-1990;  Giai đoạn 1991-2009
Lịch sử giai đoạn 1960-1975:

Ngày 19/12/1960 tại thị xã Thái Nguyên, thủ phủ khu tự trị, trung tâm căn cứ địa Việt Bắc, đã diễn ra lễ khởi công xây dựng Bảo tàng Việt Bắc. Một công trình xây dựng quy mô gần như mở đầu cho một công trình văn hoá lớn ở khu vực Đông Bắc tổ quốc. Năm 1963 hoàn thành và khai trương phòng lịch sử căn cứ địa Việt Bắc. Ngày 01/01/1964, Bảo tàng Việt Bắc vinh dự được Bác Hồ đến thăm và ghi bút tích trong sổ vàng lưu niệm. Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965-1975) chỉ với số lượng các bộ ít ỏi, song toàn bộ tài liệu hiện vật, kho tàng, tài sản cũng được chuyển tới nơi sơ tán an toàn. Các địa danh: Cúc Đường, Văn Hán, Minh Lập, Yên Lãng … được ghi nhận trong quá trình phát triển của Bảo tàng. Thời kỳ này ngoài phần trưng bày căn cứ địa Việt Bắc, còn có thêm một phòng giới thiệu về thiên nhiên và con người khu tự trị, Ngoài ra Bảo tàng còn tiến hành các cuộc triển lãm lưu động, sưu tầm hiện vật bổ sung cho kho cơ sở và trưng bày.

Lịch sử giai đoạn 1976-1990:
Năm 1976, khu tự trị hoàn thành xứ mệnh lịch sử của mình, Bảo tàng Việt Bắc chuyển giao về Bộ Văn hoá – Thông tin quản lý. Đây là giai đoạn chuyển hướng nội dung hoạt động. Từ Bảo tàng tổng hợp sang Bảo tàng chuyên nghành văn  hoá dân tộc. Sau những năm tháng tự khẳng định mình theo định hướng mới, phạm vi hoạt động khắp cả nước với chức năng, nhiệm vụ mới: Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy, tuyên truyền và giáo dục di sản văn hoá 54 tộc người việt nam. Các cuộc sưu tầm tài liệu, hiện vật, được tiến hành khẩn trương, các phòng trưng bày giới thiệu văn hoá dân tộc từng bước điều chỉnh, bổ sung, kịp thời đón khách thăm quan vào các dịp lễ, tết, hội hè ở khu vực. Công tác triển lãm lưu động đến vùng cao, biên giới. Thời kỳ này Bảo tàng cũng được đón nhiều vị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới thăm quan và động viên như: cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bà Nguyễn Thị Định, Phó thủ tướng Trần Hữu Dực, Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Trần Hoàn, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh đã trực tiếp thăm quan trưng bày: “Đặc trưng văn hoá các dân tộc phía Bắc” tại triển lãm 15 năm giải phóng tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh 1990. Ngày 31/03/1990  Bảo tàng Việt Bắc được đổi tên là Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, với quyết định số 508/QĐ-BVH-TT.

Lịch sử giai đoạn 1991-2009:
Trong thời gian đổi mới từ 1990-2000, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam thực sự nâng cao các hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Về kiến trúc công trình, sau mấy chục năm xây dựng và do ảnh hưởng của bom đạn đã xuống cấp, nay được Bảo tàng bảo dưỡng duy tu, chống xuông cấp. Năm 1996 kiến trúc nghệ thuật này đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I. Đây là một công trình Văn hoá nghệ thuật dành cho đồng bào nói riêng, đại gia đình các dân tộc Việt Nam nói chung. Thực hiện trương trình hợp tác tài trợ của quỹ phát triển SIDA – Thuỷ điển: nâng cao các hoạt động Bảo tàng 1993-1998, cải tạo sắp xếp hợp lý các khu làm việc và hệ thống các phòng trưng bày. Hệ thống  kho cơ sở được cải tạo và nâng cấp với các trang thiết bị hiện đại, bảo đảm chế độ bảo quản tài liệu hiện vật lâu bền. Thời kỳ 2001-2009, Bảo tàng được đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất. Quy mô các cuộc sưu tầm cũng lớn hơn, mở rộng hơn, thu thập về kho cơ sở của Bảo tàng… tài liệu hiện vật. Sớm hình thành các bộ sưu tập quý hiếm có giá trị khoa học, lịch sử và nghệ thuật. Công tác kiểm kê, bảo quản dần hoàn thiện hệ thống hồ sơ ghi chép khoa học, bước đầu quản lý hiện vật bằng tin học. Hiện vật được bảo quản bằng những trang thiết bị hiện đại; Hệ thống các phòng trưng bày được nâng cấp kết hợp với giải pháp mỹ thuật, kỹ thuật và các trang thiết bị hiện đại như: Hệ thống màn hình cảm ứng; Hệ thống âm thanh kỹ thuật số hỗ trợ các tổ hợp trưng bày; Hệ thống ánh sáng mỹ thuật càng làm nổi bật các tổ hợp trưng bày, góp phần thu hút công chúng và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của nhân dân. Ngoài ra Bảo tàng còn tổ chức rất nhiều cuộc triển lãm trên khắp mọi miền của tổ quốc phục vụ những ngày lễ lớn của đất nước. Công tác nghiên cứu khoa học có nhiều khởi sắc, tạo điều kiện nâng cao trình độ hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị. Trong giai đoạn này bảo tàng đã tạo được sự liên kết, phối hợp nhiều mặt với các Bảo tàng quốc gia, các bảo tàng chuyên nghành, bảo tàng địa phương trong phạm vi cả nước và một số bảo tàng nước ngoài. Bảo tàng còn mời các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tàng tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các bộ trong đơn vị. Quy hoạch dự án tổng thể khuân viên Bảo tàng và các đề án trưng bày ngoài trời với các vùng văn hoá được xây dựng và dần hoàn thiện. Dự kiến khu trưng bày ngoài trời sẽ khánh thành mở cửa đón khách tham quan từ ngày 19/04/2010.