HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG TRƯNG BÀY NGOÀI TRỜI

Trong quá trình hoạt động, phát triển để nâng cao chất lượng phục vụ công chúng tham quan, đặc biệt để phục vụ khu trưng bày ngoài trời, tái hiện lại thực tế cuộc sống sinh hoạt văn hóa từng vùng miền trên đất nước Việt Nam, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã tiến hành xây dựng dự án Trưng bày ngoài trời với diện tích 40.040 m2 để trưng bày không gian 6 vùng văn hóa: Vùng núi cao phía Bắc, Thung lũng, Đồng bằng trung du Bắc Bộ, Miền Trung – ven biển, Trường Sơn – Tây Nguyên và Đồng bằng Nam Bộ. Dự án được bắt đầu thực hiện từ năm …, kinh phí thực hiện dự án ~ 93 tỷ đồng.

Để đảm bảo thực hiện tốt công tác trưng bày ngoài trời, đảm bảo thời gian hoàn thành dự án, và phục vụ tốt nhất đến với công chúng tham quan, phòng Trưng bày ngoài trời chính thức được thành lập, theo quyết định số: … ngày….năm 2009.

Lễ khánh thành dự án trưng bày ngoài trời đã được tổ chức long trọng ngày 18/5/2010 cùng với  khai mạc tuần lễ Văn hóa du lịch Thái Nguyên; đây là những hoạt động chào mừng 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chào mừng thành công đại hội đại biểu các dân tộc thiếu số toàn quốc lần thứ nhất. Khách tham quan được chiêm ngưỡng nét đẹp văn hoá độc đáo của những nếp nhà tường trình bằng đất sỏi cơm của người Nùng (Phàn Slình),  người Mông trắng; nhà sàn của người Tày; nhà rông của người Ba Na; chùa Phướng của người Khơ Me ở Trà Vinh;  lăng Ngư  ông Đà Nẵng; cọn nước, luỹ tre làng, cây Pơ lang,  cây hoa ban  .v.v. có dịp được hoà mình vào đời sống thực, trải nghiệm các hoạt động thực tiễn trong không gian những ngôi nhà truyền thống độc đáo, trên sân khấu lễ hội lớn của bảo tàng …

Nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền giáo dục đảm bảo cho công tác tuyên truyền giáo dục là chiếc cầu nối của bảo tàng với công chúng, phòng Trưng bày ngoài trời cùng với hoạt động chuyên môn của mình luôn kết hợp chặt chẽ với phòng Trưng bày – Tuyên truyền, và các phòng ban khác trong Bảo tàng để đáp ứng được nhu cầu cao nhất phục vụ công chúng tham quan.

Để đáp ứng năng lực, nâng cao chất lượng phục vụ công chúng, phòng Trưng bày ngoài trời đã xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo năng lực, tinh thần trách nhiệm trong công việc và sự hăng say, tích cực phát huy khả năng tư duy, đóng góp cho sự phát triển của phòng Trưng bày ngoài trời nói riêng và Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung. Công tác tuyên truyền – hướng dẫn khách tham quan luôn được đặt lên hàng đầu, những thông tin được truyền tải đến công chúng phải đảm bảo tính chính xác và phong phú, giúp cho khách tham quan hiểu rõ nhất về nền văn hóa đa dạng của các dân tộc Việt Nam với công chúng trong nước cũng như quốc tế.

Nội dung trưng bày của khu trưng bày ngoài trời bao gồm 6 vùng văn hóa với những đặc trưng riêng biệt.

Vùng văn hóa núi cao phía Bắc được thể hiện trên diện tích 4.000m2. Trong đó trưng bày nguyên mẫu ngôi nhà truyền thống của người Hmông trắng ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, làm điểm nhấn giới thiệu đời sống văn hóa của cư dân núi cao phía Bắc. Kèm theo đó là hệ thống cảnh quan xung quanh ngôi nhà gồm: Sân vườn, hàng rào, cổng nhà; Nương thổ canh hốc đá, nương trồng lanhm ruộng bậc thang. Trên đường dẫn vào khu vùng cao phía Bắc là cổng nhà người Cờ Lao, được làm theo cổng nhà truyền thống của người Cờ Lao ở xã Sính Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang để làm sinh động thêm không gian trưng bày.

Vùng văn hóa thung lũng được thể hiện trên diện tích 4.400m2, xây dựng ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày ở Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn; Ngôi nhà truyền thống của người Nùng. Trong đó trưng bày các sưu tập hiện vật theo nguyên trạng của ngôi nhà truyền thống tộc người: Công cụ sản xuất nông nghiệp ruộng nước, dệt vải thổ cẩm; dụng cụ chế biến rượu lẩu siêu, cơm lam, thịt nướng và phục vụ sinh hoạt, vận chuyển như giường, hòm, dậu, sọt, hòm đựng đồ tư trang, các hiện vật gắn với từng nghi lễ trong chu kỳ đời người, nhạc cụ dân tộc và các hiện vật gắn với tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào vùng thung lũng.

Cấu trúc cảnh quan gồm: Cảnh quan trong vườn nhà, rừng cọ, đồi chè, dòng suối, cọn quay, cối giã gạo bằng sức nước, và hình tượng thiếu nữ Thái, Mường vác nước.

Vùng văn hóa Trung du – Đồng bằng Bắc Bộ thể hiện trên diện tích 3.400m2, trong đó trưng bày ngôi nhà và mặt bằng sinh hoạt truyền thống 5 gian của người Việt ở xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Trong đó trưng bày các sưu tập tài liệu hiện vật văn hóa trong ngôi nhà: công cụ sản xuất ruộng nước, dệt vải tơ tằm, in tranhm làm chiếu cói, sản xuất thủ công mỹ nghệ như: vàng, bạc, khảm trai, trạm khắc, nghề đá, dụng cụ chế biến mắm, chế biến nông sản như: chày, cối, chum, vại, các hiện vật gắn với sinh hoạt như: giường, hòm đựng đồ tư trang; các hiện vật gắn với từng nghi lễ trong chu kỳ đời người, nhạc cụ dân tộc và các hiện vật gắn với tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào vùng đồng bằng.

Cấu trúc cảnh quan gồm: Cau, mít, tre, trầu, sấu và cảnh quan ao nhà, có cổng làng, đường làng và đường lát gạch nghiêng. Đáng chú ý nhất trong ngôi nhà còn trưng bày sưu tập đồ thờ truyền thống của người Kinh như hoành phi, câu đối, ỷ thờ, bài vị, đỉnh đồng…

Vùng văn hóa Miền Trung – ven biển được thể hiện trên diện tích 4.000m2, xây dựng: Ngôi tháp Chăm; đền thờ Cá Ông; xưởng gốm của người Chăm. Trong không gian các công trình ấy, trưng bày sưu tập tài liệu hiện vật: công cụ sản xuất gốm, sản xuất, sản phẩm gốm sưu tập dụng cụ thờ cúng, dụng cụ sinh hoạt, dụng cụ và sản phẩm nghề dệt vải, nghề gốm, tư trang, các hiện vật gắn với từng nghi lễ trong chu kỳ đời người, nhạc cụ dân tộc và các hiện vật gắn với tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào miền Trung – ven biển, đặc biệt là các tượng Chăm và các hiện vật tiêu biểu của người Chăm như Linga và Yoni, vũ nữ Chăm…

Cấu trúc cảnh quan gồm: Xương rồng, phi lao, các loại cây khác và hình tượng thiếu nữ Chăm đội nước.

Không gian văn hóa vùng Trường Sơn – Tây Nguyên thể hiện trên diện tích 4.000m2 xây dựng ngôi nhà Rông Ba Na; cây nêu trong lễ hội, đàn đá, đàn gió, dàn nước… Trong đó trưng bày sưu tập tài liệu hiện vật: công cụ sản xuất, trang phục dân tộc, sưu tập dụng cụ sinh hoạt như ché, chiêng, dụng cụ và sản phẩm nghề dệt vải, tư trang, các hiện vật gắn với từng nghi lễ trong chu kỳ đời người, nhạc cụ dân tộc và các hiện vật gắn với tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, sưu tập nhà mồ và tượng nhà mồ.

Cấu trúc cảnh quan gồm: Cây Pơ lang và những dải đất các thác nước chảy để vận hành đàn đá, đàn nước và tượng voi mẹ, voi con…

Không gian văn hóa vùng đồng bằng Nam Bộ thể hiện trên diện tích 4.000m2, giới thiệu mô hình và cảnh quan ngoại thất ngôi nhà chính điện của chùa Phướng tại tỉnh Trà Vinh gồm kiến trúc cảnh quan ngôi chùa, tháp đựng cốt của người Khơ Me ở chùa Diệp Thạch, tỉnh Trà Vinh, kiến trúc tháp đựng cốt, cổng chùa Chăm Ka ở tỉnh Trà Vinh; không gian văn hóa Nam bộ dưới dạng miệt vườn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng; hệ thống kênh rạch với chiếc cầu khỉ ở huyện Lòng  Phú, tỉnh Sóc Trăng.

Công chúng tham quan đến với Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, đặc biệt khi tham quan khu trưng bày ngoài trời sẽ thực sự được thả sức trải nghiệm, vui chơi và nghiên cứu tìm hiểu vốn Di sản Văn hóa Việt Nam.

Trong quá trình hoạt động, phòng Trưng bày ngoài trời luôn luôn cố gắng phát huy vai trò của mình, bên cạnh cảnh quan tái hiện cuộc sống các dân tộc 6 vùng miền được trưng bày, phòng Trưng bày ngoài trời còn xây dựng những đội múa thể hiện không gian sinh hoạt văn hóa sống động, đội viên là các cán bộ công chức – viên chức trong bảo tàng thuộc các phòng ban, tham gia tập luyện sôi nổi, nhiệt tình, như đội múa Xoang – biểu diễn Cồng Chiêng – vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên, ….

Đồng thời, phòng Trưng bày ngoài trời còn tổ chức xây dựng các trò chơi dân gian như: Đi cà kheo, Kéo co, Lảy cỏ… mang tính chất văn hóa dân gian đặc trưng của các dân tộc, thu hút lượng khách tham quan đến với Bảo tàng ngày càng đông.