Trong các ngày diễn ra Hội thảo, trưng bày và trình diễn nghề dệt truyền thống ASEAN lần thứ 4, trưng bày, triển lãm là một trong những hoạt động quan trọng, điểm nhấn trong Hội thảo lần này. Ngày 15/3, khai mạc trưng bày triển lãm với chủ đề “ Dệt, thêu, nhuộm từ truyền thống đến hiện đại”, đã mang lại một cái nhìn khái quát cho công chúng về nghề dệt từ buổi đầu sơ khai cho đến thời kỳ công nghiệp nhẹ. Qua các hình ảnh và hoạt động về nghề dệt như trồng lanh, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, se sợi, tước sợi, nối sợi, kéo tơ, nhuộm.. rồi đến quy trình dệt vải để làm ra được bộ trang phục, giúp công chúng hiểu được những nỗi vất vả của những người thợ dệt, hiểu được quy tr& |
Bên cạnh không gian trưng bày triển lãm của Bảo tàng, Ban tổ chức Hội thảo còn dành các không gian trưng bày các sản phẩm, dụng cụ dệt, thêu, nhuộm của các nước trong khối ASEAN. Đến sáng ngày 17/3, tất cả các gian trưng bày của các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Philipine, Malaysia, Brunei, Indonesia, Philipine, Ấn độ, Nhật đã hoàn thành và tạo nên sự đa dạng, đa văn hoá đặc sắc trong không gian trưng bày của Hội thảo.. Ngoài ra còn có sự tham gia của một số công ty dệt may của Việt Nam như Công ty thiết kế thời trang Lan Hương, Bảo tàng dệt may Nam Định, XQ, làng lụa Vạn Phúc. Họ trưng bày những sản phẩm đẹp và tinh tế nhất mang đậm bản sắc văn hoá Việt, giúp người xem hiểu rõ hơn về văn hoá mặc, và sản phẩm dệt từ truyền thống đến đương đại của Việt Nam. Sự phối kết hợp giữa không gian trưng bày các nước với Việt Nam, giữa các dân tộc đã làm cho hoạt động trưng bày, triển lãm diễn ra thực sự sôi động và hấp dẫn người xem, góp phần mang lại thành công cho Hội thảo. Ảnh: Không gian trưng bày đoàn Thái Lan Kết quả hoạt động từ các gian hàng Hội chợ tại Hội thảo, trưng bày và trình diễn nghề dệt truyền thống ASEAN lần thứ 4 Nằm trong các hoạt động diễn ra tại Hội thảo nghề dệt truyền thống ASEAN lần thứ 4, hội chợ trưng bày và bán sản phẩm dệt thêu đã thu hút được sự tham gia của 9 nước trong khối ASEAN bao gồm các quốc gia Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philipine, Singapore, Thái Lan, Ấn độ và Nhật Bản. Các gian hàng của các nước luôn thu hút được sự chú ý của người xem. Ngoài ra còn có góp mặt của một số doanh nghiệp trong nước như Công ty TNG, Trung tâm xúc tiến dịch vụ văn hoá thuộc Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, Thêu tay Đà Lạt (XQ), Doanh nghiệp lụa Vạn Thọ, Doanh nghiệp chè Tuất Hà, Công ty phát triển kỹ năng mềm DPA. (Ảnh). Qua hoạt động này, các doanh nghiệp dệt, may, thêu không chi có cơ hội để trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm của mình mà họ còn có cơ hội hợp tác kinh doanh với một số công ty nước ngoài, mở rộng thị trường và tìm đầu ra thị trường cho sản phẩm của mình.
Kết quả hoạt động giáo dục gắn với trưng bày triển lãm “Dệt, thêu, nhuộm từ truyền thống đến đương đại” trong mấy ngày diễn ra Hội thảo, trưng bày và trình diễn nghề dệt truyền thống ASEAN lần thứ 4
Nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền, phát huy nghề dệt truyền thống trong cộng đồng khu vực ASEAN nói chung và của các dân tộc Việt Nam nói riêng, Bảo tàng triển khai hoạt động giáo dục gắn với triển lãm “Dệt, thêu, nhuộm từ truyền thống đến đương đại”. Thời gian diễn ra từ ngày 15/3 đến ngày 18/3. Trong mấy ngày diễn ra Hội thảo, hoạt động này đã thực sự thu hút hơn 30.000 công chúng trong và ngoài nước tham gia. Ngoài nội dung trưng bày triển lãm giới thiệu về nghề dệt, thêu, nhuộm qua các thời kỳ: thời kỳ trang phục bằng vỏ cây, thời kỳ chưa có vải mặc đến có vải mặc, khách tham quan được tham gia các hoạt động trải nghiệm tương ứng với mỗi thời kỳ như làm áo bằng vỏ cây, đánh lửa bằng bùi nhùi, học cách kéo tơ, tước sợi lanh, nối sợi, dệt, thêu, chắp ghép vải, in hoa văn bằng sáp ong… Hoạt động giáo dục diễn ra ở hầu khắp các không gian trưng bày trong nhà và ngoài trời, tại mỗi không gian đều có cán bộ làm công tác giáo dục của Bảo tàng và các bạn sinh viên Khoa văn – xã hội, Trường Đại học Khoa học hướng dẫn. Qua hoạt động giáo dục lần này, khách tham quan trong nước và các đại biểu đến từ các nước ASEAN đã có được một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về nghề dệt truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam. Đồng thời nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy các sản phẩm dệt truyền thống trong cộng đồng các nước khu vực ASEAN từ đó cùng nhau tìm ra tiếng nói chung, mục tiêu chung để đưa những sản phẩm dệt truyền thống có được hướng đi mới, ngày càng phát triển bền vững.
|