Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày 5 tháng 6 năm 2017, Bảo tàng VHCDT Việt Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2017, vớisự tham dự đầy đủ của các cán bộ, công chức – viên chức đơn vị.

Năm 2017 là năm tiếp tục thực hiện Nghị quyếtĐại hộiĐảng toàn quốc lần thứ XII và kỷ niệm các sự kiệnlớn của đất nước như:Kỷ niệm 87năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu; 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 42 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 63 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 72 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9. Đặc biệt là năm tỉnh Thái Nguyên tổ chức kỷ niệm70 năm Bác Hồ về ATK Định Hóa lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; và 55 năm thành lập thành phố Thái Nguyên.

Những thành tích được ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2017 là, Bảo tàng đã tiếp đón 70 nghìn lượt khách tham quan, trong đó có 102 đoàn và 85 lượt khách quốc tế, miễn phí 18 nghìn lượt trẻ em dưới 6 tuổi, 03 nghìn lượt người cao tuổi, cựu chiến binh và khoảng 29 nghìn lượt người tham quan triển lãm lưu động và trong các hoạt động sự kiện; đón tiếp và phục vụ 15 tour du lịch lữ hành đến tham quan, trải nghiệm. Trong đó, có nhiều tour mới lần đầu đến bảo tàng như: Công ty cổ phần du lịch Minh Khuê – Bắc Giang, Du lịch Quốc tế Việt, Du lịch Thiên Trang, Du lịch Kinh Bắc – Bắc Ninh, Du lịch Hà Linh – Thái Nguyên… Đối tượng tham quan chủ yếu là học sinh của 40 trường mầm non; trên 10 trường Tiểu học, THCS, THPT… đến tham gia hoạt động trải nghiệm.

Kết quả hoạt động nổi bật trong 6 tháng bao gồm:Tổ chức 6 cuộc trưng bày triển lãm chuyên đề tại đơn vị và các trường học trong tỉnh, thành phố (Bắc Giang, Bắc Kạn, Hưng Yên) với các chủ đề: Triển lãm “Con gà trong đời sống các dân tộc Việt Nam” nhân dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 tại bảo tàng; chuyên đề “Slam thẩu và hành trình non nước” tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, trường Vùng cao Việt Bắc, thành phố Thái Nguyên, Trường THCS Đức Xuân – thành phố Bắc Kạn, Trường Sỹ quan Chính trị Bắc Ninh; chuyên đề “Đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển bền vững” tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên…Các chương trình giáo dục, trải nghiệm gắn với di sản văn hóa dân tộc Việt Nam phù hợp với các đối tượng tham quan.

Để phục vụ tốt cho khách tham quan, trải nghiệm, Bảo tàng thường xuyên kiểm tra, chỉnh lý các phòng trưng bày. 6 tháng đầu năm, đơn vị triển khai nghiên cứu xây dựng dự án “Cải tạo, nâng cấp chỉnh lý phòng trưng bày số 1 – văn hóa Việt Mường”; xây dựng đề cương trưng bày triển lãm thủ công mỹ nghệ Quốc tế-ASEAN-Việt Nam nhà trưng bày chuyên đề của bảo tàng; chuyên đề “Mẹ, con – Thơ nhạc cuộc đời”.

Về công tác hợp tác, đối ngoại, Bảo tàng luôn duy trì, kết nối các hoạt động với các tổ chức quốc tế. Trong 6 tháng, đơn vị đã trao đổi thư điện tử với tổ chức quốc tế ICOM, trao đổi với SACICT Thái Lan đề cử danh sách nghệ nhân đan lát tiêu biểu của Việt Nam cho giải thưởng Asean Selections 2017 do SACICT tài trợ…

Công tác nghiên cứu, sưu tầm được đơn vị hết sức quan tâm nhằm không ngững bổ sung hiên vật cho kho cơ sở. Trong 6 tháng, đơn vị đã bàn giao 3.916 hiện vật và 1.396 biên bản sưu tầm nhập kho kiểm kê và bảo quản, quay phim, chụp ảnh các hoạt động văn hóa làm tư liệu.

Kho cơ sở của Bảo tàng tiếp nhận 1.396 biên bản sưu tầm hiện vật từ dự án sưu tầm bổ sung năm 2016; thực hiện các quy trình xử lý số hóa trên 240 biên bản sưu tầm; vào sổ kiểm kê, phân loại, lập phích, phiếu, nhập thông tin vào phần mềm 175 hiện vật; đánh số 541 hiện vật; bảo quản trị liệu, vệ sinh hiện vật, phơi hong, giặt là 328 hiện vật đồ dệt; lau dầu, chống rỉ 87 hiện vật kim loại; hun xông, trị liệu mối mọt cho 126 hiện vật đồ mộc; sắp xếp vị trí, phòng ngừa trị liệu được 3.916 hiện vật;

Công tác tổ chức cán bộ, trong đầu năm 2017, đơn vị đã xét tuyển đặc cách cho 04 viên chức và 03 hợp đồng theo Nghị định 68.

Về công tác nghiên cứu khoa học, đơn vị đã thực hiện xong và được nghiệm thu đề tài cấp Bộ “Xây dựng chương trình giáo dục trải nghiệm gắn với không gian văn hóa tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam”;triển khai 2 đề tài cấp bộ “Nghiên cứu văn hóa dân tộc Cống để bảo tồn và phát huy phục vụ hoạt động của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam” (2016-2017)và “Nghiên cứu và bảo tồn phát huy giá trị văn hóa dân tộc Thổ trong hoạt động Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam” (2017-2018); 02 đề tài cấp viện: “Ứng dụng các điệu múa dân gian trong hoạt động của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam” và “Mẹ – con thơ nhạc cuộc đời”.

Trong 6 tháng cuối năm 2017, Bảo tàng VHCDT Việt Nam phấn đấu hoàn thànhnhững công việc chủ yếu như: Không gian triển lãm chuyên đề thủ công mỹ nghệ Quốc tế-ASEAN-Việt Nam, triển lãm – trải nghiệm chuyên đề: “Mẹ, con – Thơ nhạc cuộc đời”; tham gia Hội thảo dệt truyền thống ASEAN lần thứ 6 tại Brunei, tháng 11/2017; triển lãm Truyền thống và Văn hóa lễ cưới; triển lãm quốc gia với chủ đề Phong cách sống ASEAN tại Hàn Quốc; triển khai dự án nghiên cứu sưu tầm  hiện vật văn hóa truyền thống có nguy cơ không còn của các dân tộc Việt Nam tại thành phố Hà Nội, Lào Cai, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Kon Tum, Kiên Giang, Lai Châu, Sơn La, trình Hội đồng khoa học của đơn vị và Hội đồng thẩm định cấp Bộ…; triển khai nhiệm vụ môi trường 2017 “Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích thông qua hoạt động tuyên truyền, trưng bày, triển lãm tại tỉnh Thái Nguyên”…

Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, Cấp ủy tiếp tục đẩy mạnh việc  “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong công chức, viên chức và người lao động; đổi mới nội dung sinh hoạt đoàn thể và chuyên đề chuyên môn gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII); giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh cho công chức, viên chức, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao, tích cực xây dựng thương hiệu Bảo tàng nhằm phục vụ tốt công chúng tham quan, học tập, trải nghiệm, xứng đáng là điểm đến hấp dẫn tại trung tâm thành phố Thái Nguyên và vùng Việt Bắc.