Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiệm thu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

Ngày 22/5/2017, tại Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hội đồng Khoa học cấp bộ do Thứ trưởng ĐặngThị Bích Liên làm Chủ tịch Hội đồng cùng các thành viên, đã tổ chức nghiệm thu Đề tài “Xây dựng chương trình giáo dục trải nghiệm gắn với không gian văn hóa tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việtdo Tiến sỹ Nguyễn Thị Ngân, Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam làmChủ nhiệm cùng nhóm cộng sự.

Giáo dục, trải nghiệm là mộtmột nội dung nghiên cứu mới,mang tính ứng dụng, là yêu cầu đổi mới trong hoạt động bảo tàng. Hiện nay, Bảo tàng đã có một số chương trình giáo dục, trải nghiệm gắn với khu trưng bày ngoài trời, theo các chủ đề khác nhau, phục vụ từng đối tượng giáo dục cụ thể. Tuy nhiên, những hoạt động giáo dục, trải nghiệm của Bảo tàng mới chỉ dừng lại ở mức độ thời vụ hoặc tập trung vào một thời điểm nhất định. Bảo tàng chưa trở thành ngôi trường thứ hai, chưa phải là nơi đến và mong ước được đến của mọi người, nhất là lứa tuổi học sinh. Điều đó có nghĩa bảo tàng chưa nâng tầm thương hiệu, các chủ đề giáo dục chưa mang tính chiều sâu, chưa có sản phẩm đa dạng. Quan trọng hơn là bảo tàng chưa đi sâu từng chương trình giáo dục mang tính đặc trưng văn hoá tiêu biểu vùng miền, xuyên suốt 6 vùng văn hóa trưng bày ngoài trời.

Trước xu thế hiện nay, cần tăng cường giáo dục di sản văn hóa cho thế hệ trẻ, nâng cao ý thức gìn giữ, phát huy giá trị bản sắc văn hóa là vô cùng cần thiết. Làm thế nào để các giá trị văn hóa truyền thống được trao truyền cho thế hệ trẻ hôm nay  trở thành những giá trị bền vững. Vì vậy, nghiên cứu để xây dựng chương trình giáo dục, trải nghiệm sáng tạo gắn với không gian các vùng văn hóa ngoài trời của Bảo tàng là rất cần thiết, không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn cao

Công trình gồm 390 trang chính văn, kèm theo 8 phụ lục gồm chữ viết và ảnh được sắp xếp một cách khoa học. Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm 7 chương

Hội đồng ghi nhận Chủ nhiệm đề tài cùng nhóm cộng sự thực hiện một cách công phu và nghiêm túc.Sản phẩm của đề tài không những góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc định hướng chính sách giáo dục bảo tàng mà còn bổ sung tư liệu câu chuyện, hiện vật về đặc trưng văn hóa vùng vào chương trình giáo dục, trải nghiệm Bảo tàng, kết nối các câu chuyện hiện vật theo nội dung trưng bày mỗi vùng văn hóa ngoài trời, làm cho hiện vật sống động, kích thích từng lứa tuổi và bậc học. Từ đó gắn kết bảo tàng với nhà trường, với cuộc sống đương đại, đưa bảo tàng trở thành nơi đến, nơi vui chơi, nơi nhìn lại cuộc sống, học mà chơi, chơi mà lắng đọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục văn hóa, đạo đức, nhân văn, kỹ năng sống của học sinh, sinh viên theo phương pháp trải nghiệm nhẹ nhàng, sâu sắc, dễ thẩm thấu.

Với sự say mê và nghiêm túc trong nghiên cứu của các tác giả, Đề tài được đánh giácao không chỉ về mặt khoa học mà còn có tính ứng dụng thực tiễn cao trước hết cho hoạt động của Bảo tàng. Hội đồng nhất trí thông qua, nghiệm thu đạt loại xuất sắc.