CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA “ẨM THỰC XƯA NAY VÀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN ANH BỘ ĐỘI” TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

(Nhân dịp 71 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2014), 26 năm ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2014) và 55 năm thành lập Bảo tàng ( 19/12/1960 – 19/12/2015)

Nhân dịp kỷ niệm 71 năm, ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/2014 – 22/12/2014), 26 năm ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2014), 55 năm thành lập Bảo tàng (19/12/1960 – 19/12/2015), Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam phối hợp Thành Đoàn Thái Nguyên và hãng dầu ăn Neptune tổ chức chương trình hoạt động với chủ đề: ‘Ẩm thực xưa nay và đời sống tinh thần anh bộ đội” tại không gian văn hóa ngoài trời Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Thời gian: từ ngày 19/12/2015 đến 22/12/2015

Nội dung chính: Trưng bày giới thiệu, hoạt động trải nghiệm về văn hóa gắn với ẩm thực dân tộc theo từng vùng miền và đời sống tinh thần của anh bộ đội ở mỗi thời điểm của lịch sử và gắn với mỗi không gian trưng bày ngoài trời của Bảo tàng

Nội dung hoạt động chi tiết:

STT Nhân lực thực hiện Nội dung Trải nghiệm Trang phục,

đạo cụ, nguyên liệu.

Vị trí trải nghiệm
I Ẩm thực gắn với thời kỳ phong kiến

 

     
  Nhóm 1:

Lê Dung Hạnh (Nhóm trưởng)

Tô Thị Hoàn

Dương Thanh Nga

Vương Kim Thoa

Thành đoàn Thái Nguyên

 

 

+ Thi nấu cơm, nắm cơm chấm muối mỡ

+Trải nghiệm nấu cơm độn sắn, khoai, chấm mắm tôm, tóp mỡ.

+Trải nghiệm quấy bánh đúc

(Trải nghiệm có thể sắp xếp tùy từng ngày phụ thuộc vào số lượng học sinh)

 

 

 

 

 

· Dụng cụ trải nghiệm:

+Niêu đất, củi, nồi gang phục vụ thi nấu cơm, (Nồi đất: 5 cái, nồi gang 1, lá chuối: 2kg)

+Bếp kiềng: 5 cái

+Chậu nhôm: 5 chiếc

+Chảo gang, chảo nhôm: 5 chiếc

+Nồi gang 1 to – 1 nhỏ

+Bát, mâm, đĩa, đũa.

+ Khăn mặt nắm cơm nắm ( 20 chiếc), 5 rá, 5 mẹt bé.

+ Các loại chum, vại, lọ làm tương cà

+ Bàn + chõng + ghế tre

+ Chuẩn bị 2 cối xay bột.

· Nguyên vật liệu:

+ Lạc, vừng rang muối

+Mắm, mắm tôm, thịt lợn

+Bột quấy bánh đúc

+ Hành khô, bột canh, mì chính

+ Trang phục trải nghiệm: áo nâu, áo chàm dân tộc, áo trấn thủ, mũ cối

Nhà tám mái vườn hoa phía Tây
II Ẩm thực trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ      
  Nhóm 2:

Trần Văn Ái (Nhóm trưởng)

Trần Thị Hường (phó nhóm)

Trần Thị Hiền

Phạm Duy Thanh

Lưu Văn Vĩnh

Thành đoàn Thái Nguyên

+ Trải nghiệm kéo pháo

+ Trải nghiệm xay bột

+Trải nghiệm làm bánh su sê (mời nghệ nhân làm bánh)

+ Tìm hiểu về bối cảnh bài hát “Đồng chí” và hát bài hát “Đồng chí”

· Dụng cụ trải nghiệm:

Pháo, dây thừng và tảng kê

Chuẩn bị 05 cối xay bột, 05 xô hứng bột, thúng (05), vải lọc bột

· Nguyên liệu:

Gạo nếp, gạo tẻ để ngâm làm nguyên liệu xay bột, tro bếp đựng trong 05 thúng lọc bột

Đồi chánh Sứ
  Nhóm 3:

Đinh Thanh Ngà (nhóm trưởng)

Ma Ngọc Linh

Nguyễn Đăng Huy

Hoàng Thị Thủy

Lê Thị Hà

+ Trải nghiệm làm bánh rợm nhân đỗ.

+ Trải nghiệm đồ xôi đóng oản

+Trải nghiệm xay ngô

+Trải nghiệm nhảy sạp, múa xòe thể hiện tình quân dân

+Trải nghiệm nghề thủ công truyền thống đan lát.

 

· Dụng cụ trải nghiệm:

+ Chõ đồ xôi (01bộ), chén đóng oản

+ Cối xay ngô ( 01 bộ)

+ Bộ sạp ( 01 bộ)

+ Cối xay bột

+ Lá chuối

· Nguyên liệu:

+Gạo nếp để đồ xôi

+ Nguyên liệu làm bánh rợm

+ Ngô để xay

+ Nguyên liệu đan lát

· Trang phục: Trang phục các dân tộc

Nhà Mông

Nhà Tày và Nhà Nùng

  Nhóm 4:

Dương Thùy Linh (Nhóm trưởng)

Nguyễn Thùy Linh

Hoàng Thị Thu

Vũ Long Thăng

Thành đoàn Thái Nguyên

 

Trải nghiệm Ẩm thực thể hiện được tình quân dân trong kháng chiến chống Mỹ: Bữa cơm đạm bạc của người lính bên cánh võng trên đường hành quân dọc nhà Tày xuống nhà Việt. Thi thoảng có tiếng bom rơi, đạn lạc và trên hết là lời ca tiếng hát trong những xóm làng mà người lính đi qua. Những món ăn đạm bạc của người dân: Cơm nắm, muối vừng, lương khô, củ khoai, củ sắn gửi tới các anh bộ đội trên đường hành quân ra trận.. Chia nhóm trải nghiệm:

+Nhóm nấu cơm bếp Hoàng Cầm và luộc khoai, sắn

+ Nhóm nắm cơm chấm muối vừng,

 

* Dụng cụ trải nghiệm: Bàn ghế che (02 bộ), võng dù ( 03 chiếc), nồi, củi, quang gánh, chậu, niêu đất (3 bộ), ấm pha nước chè xanh

Nguyên vật liệu:

Gạo,lạc, vừng, sắn, khoai, lá chè xanh

Trang phục:

Trang phục bộ đội

Vị trí dọc đường từ nhà Tày xuống nhà Việt

 

  Nhóm 5

Ma Thị Chung

(Nhóm trưởng)

Lưu Thị Hồng Ly (phó nhóm)

Nguyễn Cảnh Phương

Nguyễn Sinh Thiện

Dương Viết Bình

Nguyễn Bích Vy

Nguyễn Thị Tâm

· Trải nghiệm kéo vó tôm

+Mặc trang phục áo nâu sòng thi kéo cá.

 

· Dụng cụ trải nghiệm:

– 10 chiếc vó tôm.

– Bim bim trao phần thưởng

 

* Trang phục:

– Mặc áo nâu sòng, áo dân tộc

Ao làng và khuôn viên nhà Việt
    · Trải nghiệm làm diều

Từ bao đời nay, thả diều đã trở thành trò chơi truyền thống được nhiều người yêu thích. Thú chơi diều đã in đậm dấu ấn trong ký ức tuổi thơ của hầu hết những người được sinh ra, lớn lên ở các vùng quê.

Giới thiệu cách làm diều sáo đơn giản mà đẹp.

* Thi làm diều: Chia thành nhóm nhỏ thi làm diều với nhau, nhóm nào làm diều đẹp và thả được sẽ thắng cuộc

* Dụng cụ trải nghiệm:

02chiếc kéo sắc,02 con dao sắt; 02 chiếc kim loại to và dây sợi, 02 mảnh ninông dài 2m rộng 1m5

· Nguyên liệu:

02 thanh tre dài chừng 1m4 loại tre đực đường kính thân tre dày từ 8-10cm, ta lấy 1/8 của cây tre đó; Dây dù để buộc ( 01cuộn); Cây cước để thả diều (01 cuộn)

· Trang phục:

Mặc áo nâu sòng, áo dân tộc

 
    · Trải nghiệm In tranh Đông Hồ

Giới thiệu về Tranh dân gian Đông Hồ, hướng dẫn các em trải nghiệm in tranh dân gian Đông Hồ

 

· Dụng cụ trải nghiệm:

-Ván in tranh, chổi bằng lá thông ( 03 bộ)

* Nguyên liệu:

– Giấy màu các loại

* Trang phục:

– Mặc áo nâu sòng, áo dân tộc

 
    * Trải nghiệm Bắt chạch trong chum

– Chuẩn bị 05 chiếc chum, mỗi chum đựng 2/3 nước và thả vào đó hai con chạch.

-Người dự thi: hai người: một nam mặc bộ đội và một nữ mặc bà ba để cùng hỗ trợ nhau trong cuộc bắt chạch.

-Luật chơi : Hai mươi một tay ôm ngang lưng người kia, tay còn lại bắt chạch trong chum.Đôi nào bắt được chạch đầu tiên sẽ giành giải.

* Dụng cụ trải nghiệm:

– Chum đựng nước ( 05 chiếc)

* Nguyên liệu:

– 10 con chạch

* Trang phục:

Trang phục ba ba và bộ đội

 

 

 
    * Hoạt cảnh “Đưa cơm cho mẹ đi cày”

Trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt nhưng vẫn cảm nhận được không khí cả nước dốc lòng cho tiền tuyến, mọi người đều góp công góp sức cho ngày thống nhất. Bằng hành động nhỏ bé tưởng đơn giản của em bé khi “đưa cơm cho mẹ đi cày” cũng góp phần cùng mẹ làm ra nhiều hạt gạo gửi ra tiền tuyến cho các chú bộ đội ăn no đánh giặc. .

* Trải nghiệm:

– Một nhóm cuốc đất, gieo rau ở vườn nhà Tày

– Một nhóm nấu cơm niêu

– Một nhóm nắm cơm nắm

– Một nhóm đóng vai gánh quang gánh đưa cơm cho mẹ đi cày lên vườn nhà Tày.(biểu lộ tình cảm của người con đối với người mẹ

– Sau khi đưa cơm xong tập trung tại sân nhà Việt hát bài hát “Đưa cơm cho mẹ em đi cày(Sáng tác: Hàn Ngọc Bích),

– Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về hoàn cảnh và bối cảnh bài hát “Đưa cơm cho mẹ em đi cày

* Dụng cụ trải nghiệm:

– Mũ rơm, cặp sách, mo cau gói cơm

Đĩa nhạc bài hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày

-Giỏ cá (05 chiếc)

-Quang gánh nhỏ (05 đôi)

– Cày, bừa (02 chiếc), nón lá cũ (02 chiếc)

– Nồi đất (05 chiếc) + Bát con (10 chiếc), đũa cả.

– Áo tơi (03 chiếc)

– Hạt rau giống

– Cuốc bướm (05 chiếc)

– Khăn mùi xoa (10 chiếc)

– Xàng gạo (05 chiếc)

· Nguyên liệu:

– Gạo nấu cơm, muối vừng, củi, lá chuối

* Trang phục:

Trang phục áo nâu, mũ rơm và trang phục bộ đội

 

 

 
    · Trải nghiệm viết thư cho cha ngoài chiến trường

Trong chiến tranh người vợ, người con có cha chiến đấu ngoài chiến trường, bom đạn xa cách không thể về thăm vợ và con. Những nối nhớ da diết của người vợ dành cho chồng nơi chiến trường.

Thấy được nối lòng của mẹ, người con đã viết những bức thư gửi cho cha ngoài tiền tuyến để hỏi thăm sức khỏe, động viên người cha, gửi nỗi nhớ của mẹ cho cha.

Mỗi bạn sẽ viết một bức thư để thể hiện tình cảm của người con đối với người cha.

· Dụng cụ trải nghiệm:

– Mũ rơm, cặp sách, bàn ghế tre ( 02 bộ).

* Nguyên liệu:

-Giấy, bút, phong thư

* Trang phục:

Trang phục Kinh và trang phục bộ đội

 

 
  Nhóm 6

Châm Nhật Tân (Nhóm trưởng)

Nguyễn Thị Hoa

Trần Thị Mai

Vũ Ngọc Ánh

Hai bộ đội

 

+ Trải nghiệm chèo thuyền.

+ Thi trải nghiệm gấp chăn màn theo nếp sinh hoạt của anh bộ đội

+ Thi rán cá, nướng cá

· Dụng cụ trải nghiệm:

-Thuyền thúng, chảo, bếp, than củi, dầu ăn Neptune (tài trợ)

– Ba bộ lều bạt (mượn tiểu đoàn 31)

-30 bộ chăn màn.

· Nguyên liệu:

Cá, mắm, nguyên liệu làm nước chấm

· Trang phục: Trang phục bộ đội, trang phục Hải quân, trang phục dân tộc

Hai bộ đội hướng dẫn gấp chăn màn

Không gian ven

biển miền Trung

  Nhóm 7:

Vi Văn Biên

(Nhóm trưởng)

Đỗ Mạnh Cường

Lục Thu Trang

Nguyễn Thị Ngọc Mai

Vũ Minh Phương

 

+ Nhóm trải nghiệm nấu cơm trong ống tre, ống lồ ô (cơm lam)

+Nhóm trải nghiệm mặc trang phục dân tộc, đeo gùi bên trong có xếp những ống cơm lam mang vào rừng tiếp tế cho bộ đội

+ Nhóm trải nghiệm giã gạo chày tay, sàng sảy gạo: trang phục bộ đội, mặc khố, trang phục Tây Nguyên tham gia trải nghiệm vừa giã gạo chày tay, sàng , sẩy gạo, vừa hát bài hát Tiếng chày trên Sóc Bom

 

· Dụng cụ trải nghiệm:

-Gùi ( 10 chiếc), cối và chày giã gạo (3 bộ), sàng, mẹt, nia; ống tre, chậu (3 chiếc), xô, rá vo gạo (2 chiếc), dao chặt, lá chuối tươi và khô, kiềng (3 chiếc), than củi để nướng cơm; Chóe rượu cần ,vỏ trấu, cần hút rượu

· Nguyên liệu

Gạo nếp để nấu trong ống tre và gói bánh gio, gạo tẻ để nấu rượu, men, vừng,

Thóc để giã

· Trang phục: Trang phục bộ đội, trang phục Tây Nguyên

Nhà rông Tây Nguyên
  Nhóm 8

Phạm Thị Nga (Nhóm trưởng)

Sằm Thị Nhẫn

Phạm Thị Hường

Nguyễn Út Nga

 

Chia thành các nhóm để trải nghiệm:

Trải nghiệm ngâm gạo, vo gạo, xay bột, làm bánh bột lọc.

– Ngồi trên thuyền tìm hiểu một số kinh nghiệm đi biển của cư dân sông nước

 

· Dụng cụ: cối xay bột ( 05 bộ) xô (05 chiếc), chậu ( 03 chiếc), rá vo gạo ( 02 chiếc), túi lọc bột bằng vải phin, thúng đựng tro để lọc bột ( 05 thúng); bếp lò hoặc bếp đun củi ( 03 bộ), bát, đĩa, thìa, đũa, dao ( 2 chiếc), kéo loại nhỏ ( 05 chiếc)

· Nguyên liệu: Gạo nếp, gạo tẻ, đường, củi đun, lá dừa để gấp

· Trang phục: Trang phục bà ba nam bộ, trang phục các dân tộc, trang phục bộ đội

Chùa Khơ me
    -Từ những cây dừa nước mọc hoang dọc theo cácbờ sông, kênh rạch ở miền quê Nam Bộ, lũ trẻ đã dùng lá dừa nướcgấp thành những món đồ chơi ngộ nghĩnh gắn liền với thế giới tuổi thơ của miền sông nước.

-Những chiếc lá dừa nước dùng để gấp đồ chơi phải có độ già vừa đủ mới đảm bảo được độ dẻo và màu vàng tươi. Nếu chọn lá non quá sẽ rất khó tạo hình vì quá mềm, ngược lại nếu lá già quá sẽ rất cứng và dễ gãy.

-Hướng dẫn các em học sinh gấp châu chấu, chuồn chuồn và hoa bằng lá dừa.

· Dụng cụ: , Dao ( 02 chiếc), kéo loại nhỏ (05 chiếc)

· Nguyên liệu: lá dừa để gấp

· Trang phục: Trang phục bà ba nam bộ, trang phục các dân tộc, trang phục bộ đội

 
  Nhóm 9

Ma Quốc Tám

(Nhóm trưởng)

Hoàng Thị Ái

La Kiều Oanh

(Nguyễn Ngọc Nhân)

+ Chia thành các đội thi:

Trải nghiệm hành quân qua cầu khỉ (lần lượt từng thành viên xuất phát từ gốc si, xách nước qua cầu khỉ sang bên này câu, đổ nước vào thùng, vòng qua cổng chùa khơ me, gặp người chỉ đường lấy câu hỏi, nếu trả lời đúng câu hỏi thì được nhận 1 ba lô khoác lên vai vòng qua chùa Khơ me, vượt qua cầu qua gốc si rồi lại vượt qua cầu khỉ về vị trí cổng chùa Khơ me. Trong 1khoảng thời gian nhất định, đội nào mang được nhiều nước hơn, đeo được nhiều balo hơn về vị trí quy định đội đó thắng cuộc (có phần thưởng)

· Dụng cụ trải nghiệm:

+Thùng đựng nước, xô xách nước, đồng hồ đếm thời gian.

+ Ba lô (10 chiếc, mỗi chiếc ba lô nặng 3 – 5kg)

Miệt vườn Nam Bộ
III Ẩm thực hiện đại      
  Nhóm 10:

Trịnh Minh Tú (trưởng nhóm)

Đoàn Thanh Huế

Trần Thị Thủy

Hãng dầu ăn Neptune

– Trưng bày 10 căn bếp hiện đại với các dụng cụ nấu nướng và một số nguyên liệu chế biến, trong đó có trưng bày và giới thiệu về thương hiệu dầu ăn Neptune

 

Dụng cụ trải nghiệm:

Lều, bạt (10 bộ); dụng cụ nấu, nguyên liệu nấu (Hãng dầu ăn Neptune chuẩn bị)

Bàn ghế , trang phục dân tộc (Bảo tàng)

 

Gốc Si và vị trí gốc bàng cổng chính
    – Trải nghiệm, hướng dẫn cho các em học sinh làm một số loại bánh hiện nay: bánh Pateso, bánh nửa

 

vầng trăng (bánh gối)

– Tổ chức thi làm bánh gối, giữa các đội trong một trường. Chọn ra đội nhất trong 1 ngày. Ngày cuối cùng các đội nhất của các trường sẽ thi vào hôm cuối cùng. (Có tổng kết và trao phần thưởng)

– Dụng cụ:

chảo, đũa, đĩa, kéo, dầu ăn.

-Nguyên liệu làm bánh:

Thịt, miến, nấm hương,mộc nhĩ, cà dốt, hành tươi, trứng,gia vị,bánh đa,(rau xalach, cà chua,ớt để trang trí), rau sống, rau mùi, râu thơm.

 
    – Thi cắm hoa nghệ thuật giữa các nhóm và giữa các trường với nhau – Dụng cụ: dao kéo

-Nguyên liệu: Hoa,giỏ hoa, đế cắm hoa, phụ kiện trang trí.

 

 

·         Thời gian tham gia hoạt động trải nghiệm: 01 ngày hoặc 1 buổi sáng (tùy theo yêu cầu về chương trình tham quan trải nghiệm của nhà trường).

·         Hình thức tham gia trải nghiệm:

Chia học sinh thành các nhóm. Mỗi khu vực cử người ra cổng chính đón học sinh, nhận học sinh đưa về khu vực trải nghiệm, phát trang phục trải nghiệm và phổ biến các hoạt động trải nghiệm. Sau khi tham gia các hoạt động trải nghiệm của nhóm mình, các nhóm sẽ được luân chuyển sang tham gia hoạt động của các nhóm khác để có thể tham gia được hết các hoạt động tại Bảo tàng theo thời gian và nội dung đã đăng kí.

                Mọi chi tiết xin liên hệ theo số điên thoại: 02803. 855. 781