– Căn cứ công văn số 4376, ngày 02/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức các hoạt động nhân dịp 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 25 năm ngày quốc phòng toàn dân của BTVHCDTVN.
|
– Căn cứ kế hoạch số 1057/KH-CCT ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Tư lệnh Quân khu I về việc Phối hợp tham gia các hoạt động văn hóa với chủ đề “Bước chân Bộ đội cụ Hồ” của các đơn vị trong lực lượng vũ trang Quân Khu, do Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tổ chức tại Thành phố Thái Nguyên. – Thời gian: Từ ngày 12 đến ngày 21 tháng 12 năm 2014. – Địa điểm: Khuôn viên Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. – Đơn vị chỉ đạo thực hiện: + Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. + Bộ tư lệnh Quân khu I. + Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Thái Nguyên. – Đơn vị thực hiện: Bảo tàng VHCDT Việt Nam, Cục chính trị Quân khu I – Đơn vị tham gia: 24 đơn vị, các nghệ nhân: Đài phát thanh truyền hình tỉnh Thái Nguyên; Bảo tàng Hậu Cần thuộc Tổng cục Hậu Cần; 10 đơn vị thuộc Lực lượng vũ trang Quân khu I: Cục Chính trị, Cục Hậu cần; Bộ Tham mưu, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên, Lữ đoàn Công binh 575, Lữ đoàn 382, Lữ đoàn 601, Lữ đoàn 210; đoàn văn công quân khu I; Lãnh đạo các đơn vị: Trại giam Phú Sơn 4; Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên; Phòng giáo dục thành phố Thái Nguyên; Cựu chiến binh – câu lạc bộ xe đạp phường Đồng Quang; Nghệ nhân 4 câu lạc bộ then, dệt (Cao Bằng, Bắc Kạn, Định Hóa, thành phố Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hòa Bình); Đoàn nghệ thuật tỉnh Hòa Bình; Hai trường Trung học cơ sở (Nha Trang, Chu Văn An); Hai trường tiểu học Đội Cấn, 915; Tổng công ty phát hành sách… Học sinh, sinh viên các trường: Đại học Thái Nguyên, Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Trường THCS Chu Văn An, Đội Cấn, Trường THCS Nha Trang. + Câu lạc bộ hát then các tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh… + Câu lạc bộ xe đạp phường Đồng Quang, câu lạc bộ tôi yêu Bảo tàng. + Nghệ nhân dân gian huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Số lượng phục vụ: 600 bộ đội, cựu chiến binh, công an, diễn viên, cán bộ bảo tàng, nghệ nhân, sinh viên cùng hoạt động; 45 nghệ sỹ, một số đại sứ, các trung tâm văn hóa: Hàn Quốc, Pháp, Urugoay, Mỹ cũng tham gia hoạt động. Các hoạt động: – Biểu diễn văn hóa nghệ thuật: 5 đêm với 5 chủ đề: 70 năm bản Hùng ca đất nước; Đất nước tình yêu; Đêm âm nhạc truyền thống Việt – Hàn; Sợi nhớ sợi thương và chương trình nghệ thuật ”Tiếp bước anh bộ đội cụ Hồ” – Chiếu phim: từ 13 – 21/12, 9 ngày, đêm chiếu phim, trong đó có các bộ phim về người chiến sĩ trong các cuộc chiến tranh giải phóng, bảo vệ Tổ quốc, và trên mặt trận xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN; 2 bộ phim Hàn Quốc, thu hút trên 2.000 lượt người xem và được công chúng đánh giá cao. – Trưng bày: 10 trại, với các hiện vật, hình ảnh gắn với quá trình 70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. – Cắm trại: mỗi trại, thể hiện tài năng, sáng tạo của 10 đơn vị bộ đội, cán bộ các phòng ban của bảo tàng phối kết hợp thực hiện. – Tái hiện lịch sử: Thông qua 10 trại với các chủ đề khác nhau, tài hiện các giai đoạn lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông, tái hiện sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, các giai đoạn, phát triển, chiến đấu và trưởng thành, tình cảm, ý chí cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam; mỗi trại, tái hiện 1 giai đoạn lịch sử. – Trải nghiệm văn hóa, văn nghệ dân gian: Các hoạt cảnh các bài ca đi cùng năm tháng, đọc truyện, đi cà kheo, trò chơi dân gian, làm mũ rơm… – Chụp ảnh, quay phim, làm phóng viên nhí: Chụp được 10.000 ảnh, 20 băng đĩa, chuyển thông điệp lên nhiều báo chí, facebok – Truyền hình trực tiếp, quay phóng sự: Một chương trình truyền hình trực tiếp, 5 phóng sự – Kết quả đạt được: Hoạt động đã thu hút 20.000 lượt người tham quan, trải nghiệm, xem biểu diễn, kết nối các thế hệ, các lực lượng: bộ đội, công an, sinh viên, học sinh, nghệ nhân, bảo tàng, phát hành sách, nghệ sỹ, diễn viên, nghệ nhân, phóng viên, báo chí phát thanh truyền hình trong cùng một mặt trận văn hóa trong 10 ngày 12-21/12/2014. 10 trại gắn với 70 năm bước chân anh bộ đội cụ Hồ đã thực sự là điểm nhấn, tái hiện lịch sử hào hùng của quân đội nhân dân Việt Nam, từ truyền thống ngàn năm đã khẳng định bộ đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì đất nước mà hi sinh, Từ 34 chiến sỹ đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân 22/12/1944 đầu tiên, với 10 lời thề danh dự, mộc mạc, ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm với sự tồn vong của đất nước, tình cảm với nhân dân. Đó cũng là tâm nguyện của Đảng ủy – Bộ Tư lệnh Quân khu 1; Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam; Đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên, Bảo tàng Hậu cần quân đội, Trại giam Phú Sơn, Trường Đại học Thái Nguyên, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Câu lạc bộ xe đạp phường Quang Trung, TP Thái Nguyên, Câu lạc bộ tôi yêu Bảo tàng, Câu lạc bộ hát then các tỉnh lân cận, Trường THCS Chu Văn An, Đội Cấn đã tham gia. Bước chân các anh không mệt mỏi, thắm tình quân dân, ấm áp tình đồng đội, theo bản quân lệnh số 1, tiến về thủ đô giành độc lập dân tộc, góp phần khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa 2/9/1945; Theo lời kêu gọi của chủ tịch HCM, ngày 19/12/1945 cả nước bước vào cuộc kháng chiến kiến quốc. Nhờ có những chiến sỹ Điện Biên chân đồng vai sắt, chiến dịch Điện Biên Phủ đã hoàn toàn thắng lợi, đưa miền Bắc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương cho tuyến lửa miền Nam. Các anh lại tiếp tục những bước chân trên dải trường Sơn đánh Mỹ, bom đạn ác liệt, 10.333 anh bộ đội đã nằm lại trên dải Trường Sơn, những người còn lại vẫn không lùi bước, không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân, những phút hiếm hoi vẫn lạc quan, yêu đời với những cánh thư, những dòng nhật ký hay những tiếng hát át tiếng bom, tình quân dân vẫn vượt lên tất cả, một phút qua quê hương Quảng Bình, uống 1 bát nước chè xanh cũng đủ thời gian để các anh nhớ mẹ, nhớ vợ. Rất nhiều anh biết không hẹn ngày về vẫn một lòng bền chặt, có khi 3 con tàu ra đi mới có một con tàu trở về, biết bao người vĩnh viễn nằm lại nơi đảo xa, biển sâu, nhưng tất cả đều quyết tâm trong bí mật, thần tốc, để 10/3/1975 – bước chân của các đại đoàn quân đã tiến đến Tây Nguyên, 30/4/1975 thẳng tiến Sài Gòn thống nhất non sông, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hôm nay, nhiệm vụ của các anh còn nặng nề, không chỉ xây dựng kinh tế, mà đảm bảo giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo quê hương. Trong hoạt động này, tính gương mẫu, trách nhiệm, xả thân cho công việc của các anh đã giúp chúng tôi, những đơn vị tham gia vượt qua khó khăn vất vả, chung sức vì mục tiêu giáo dục truyền thống cách mạng của bộ đội cụ Hồ. Có thể nói tất cả cán bộ chiến sỹ, thậm chí là hai cha con dùng một chiến tuyến ngày hôm nay: cha là sỹ quan phụ trách ở trại 5 “Bước chân theo từng trận đánh, con là tân binh ở trại 9 “Bước chân xây dựng và bảo vệ tổ quốc” hay những học trò của trường THCS Nha Trang tiễn thầy lên đường đi bộ đội, thày trò trường Chu Văn An ra trận đầu tiên, thày trò Nha trang xung kích hay các cán bộ bảo tàng thầm lặng để cho chúng ta có trải nghiệm bổ ích này. Và nếu như không có sự ủng hộ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Tư lệnh Quân khu I, Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Thái Nguyên, lãnh đạo, chỉ huy, các cán bộ, chiến sĩ, nhân viên của Cục Chính trị, Bộ tham mưu, Cục Hậu cần/ QK1, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên, lữ đoàn 575, 210, 382, 601 và 16 đơn vị sự nghiệp, câu lạc bộ tham gia, thì không thể có sự thành công của hoạt động ngày hôm nay. Chính các anh đã truyền cho chúng tôi sức mạnh: nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Kẻ thù của thời bình tuy không rõ ràng, nhưng đang âm thầm làm xói mòn mỗi chúng ta, đó là sự ỷ lại, là cuộc sống trong nhung lụa lâu ngày, biết nhận, nhưng nghĩ đến cho, mà quên mất trách nhiệm với quê hương đất nước, đôi khi thờ ơ với kết quả có được hôm nay đã phải trả bằng xương máu của biết bao lớp người đi trước đã ngã xuống: từ Đinh, Lý, Trần, Lê tới cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ giải phóng dân tộc cho tới những năm tháng bảo vệ biên giới, hải đảo quê hương. Các đêm thơ về tình yêu đất nước, về tình yêu anh bộ đội của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên phần nào làm ấm lòng anh bộ đội, mong các anh vượt qua khó khăn vững bước trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên giới, hải đảo Việt Nam. Trong thời gian 10 ngày, hoạt động văn hóa “Bước chân bộ đội cụ Hồ” đã để lại trong lòng các em học sinh, những thế hệ tương lai của đất nước, của hàng nghìn lượt khách tham quan một ấn tượng tốt đẹp, họ hiểu biết thêm về chiều dài lịch sử của đất nước, của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Từ đó khơi dậy niềm tự hào cũng như ý thức bảo vệ và đấu tranh giữ gìn độc lập, chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ. Một ngày làm bộ đội, vui vẻ nhưng sâu sắc, về nhà, các em biết chia sẻ với những người xung quanh, biết gấp chăn màn đẹp, biết giúp cha mẹ, hiểu được lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam và cũng là lịch sử của đất nước. Trong số hơn 20.000 công chúng, học sinh tham quan, trải nghiệm, chúng tôi thu được hàng nghìn bản ghi của các học sinh từ lớp 4 – lớp 12, hầu hết, các em đều có chung câu trả lời giống em Phương Linh, học sinh lớp 4B, trường Tiểu học Đội Cấn: Sau một ngày trải nghiệm ở Bảo tàng, em được học nhiều về lịch sử Việt Nam và được biết thêm về các anh bộ đội, sự hy sinh của các anh cho đất nước. Em sẽ cố gắng học tập theo các chú bộ đội. Một số em như Nguyễn Lê Bảo Ngọc, lớp 5D, trường Đội Cấn viết “Em thấy rất vui khi được tham gia những hoạt động “Theo bước chân anh bộ đội cụ Hồ”. Chúng em được chơi các trò chơi bổ ích, tham quan và trải nghiệm các hoạt động vui vẻ…. Em mong sẽ có một hoạt đông như thế này nữa để em tham gia”. Em Nguyễn Anh Vũ lớp 5Đ “Chúng em là những chiến sỹ trại 4, qua các trại khác, em đã đươc khám phá, hiểu thêm về thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, được sống lại hình ảnh của anh bộ đội cụ Hồ. Em thấy các chú bộ đội rất tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em. Các chú cũng nấu cơm rất ngon. Em rất thích lần đi tham quan này”. Đọc lại dòng cảm tưởng của thiếu tá Nguyễn Văn Bằng, tiểu đoàn 15, Bộ tham mưu QK I, có con là tân binh ở trại 9 chia sẻ: Bản thân tôi là một quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam cảm thấy đây là một hoạt động thiết thực và bổ ích, góp phần giáo dục cho học sinh hiểu và tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà các thế hệ cha ông chúng ta đã dày công vun đắp bằng cả mồ hôi, xương máu mới có được…. hôm nay các cháu học sinh được học tập, thực hành tái hiện lịch sử có ý nghĩa giáo dục rất cao”…. Không chỉ có những dòng lưu bút, trên gương mặt hồ hởi của phụ huynh, giáo viên, học sinh, cũng phần nào khẳng định được sự thành công của hoạt động. Đó là sự thành công của kết nối, của sự cộng sức, cộng tâm: những người xa lạ, từ phương trời chẳng hẹn quen nhau đã làm được 1 điều nhỏ nhoi cho xã hội, đó là giáo dục truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, để các em vui vẻ tự thẩm thấu, tự rèn luyện, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ sáng mãi trong lòng các thế hệ người Việt Nam. Đó là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách ngày hôm qua, hôm nay và vững bước theo các anh trong những chặng đường tiếp theo. Thông qua các hoạt động “Bước chân Bộ độ Cụ Hồ” lần này đã góp phần tăng cường sự hiểu biết, sự gắn kết quân, dân giữa các đơn vị bộ đội trong Lực lượng vũ trang Quân khu 1 với các cơ quan, nhà trường, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, tạo dựng niềm tin đối với anh bộ đội nói chung và bộ đội Quân khu 1 nói riêng. Góp thêm cho các hoạt động trong những ngày này, còn có chương trình giao lưu văn hóa Hàn quốc, qua trưng bày thiên nhiên, đất nước, con người xứ sở kim chi, trải nghiệm hanbok, biểu diễn nghệ thuật và chiếu phim, mở rộng mối quan hệ hợp tác và phát triển, giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới. Có được chuỗi hoạt động này, trước hết Ban tổ chức cảm ơn lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cho phép Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam được kết nối; Cảm ơn các đồng chí trong Đảng ủy – Bộ Tư lệnh quân khu I, Cục chính trị/ QK1 đã chỉ đạo các đơn vị tham gia phối hợp chuẩn bị tốt về nhân lực, cơ sở vật chất, phương tiện, tâm sức, trí lực cùng đồng hành tạo ra không gian trải nghiệm sôi động cuốn hút mọi lực lượng tham gia. Cảm ơn lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên thể hiện 2 đêm thơ nhạc tình yêu đất nước và sợi nhớ sợi thương dành cho những người chiến sỹ, đặc biệt là lãnh đạo các đơn vị tham gia đồng hành hoạt động. Một lần nữa Ban Tổ chức xin trân trọng cảm ơn tất cả các anh bộ đội, các chiến sỹ công an, các nhà giáo, các nhiếp ảnh gia, các nhà quay phim, các phóng viên thông tấn báo chí, các học sinh, sinh viên, các cựu chiến binh, các nghệ nhân và toàn thể 26 đơn vị đã chung sức làm nên thành công của hoạt động này. Kính chúc quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc! Trân trọng cảm ơn! |