5 năm kết nối để thay đổi diện mạo Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

– Trong cuộc sống, nói thì dễ vô cùng, nhưng thực tế để làm được một việc có hiệu quả thực sự trong lòng mỗi người dân thì rất khó, nhất là với một bảo tàng, vốn xưa nay vẫn hoạt động theo chiều tĩnh. Tuy nhiên, khó không có nghĩa là mặc kệ, vượt khó bắt đầu từ đâu mới là câu hỏi đặt ra cho bảo tàng. 

Vượt khó bắt đầu từ kết nối, trên cơ sở tất cả đều đạt được các mục tiêu riêng, trong mục tiêu chung của hoạt động. Thực tế trong 5 năm vừa qua, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã có khoảng 30 hoạt động kết nối từ nhỏ đến lớn, chúng tôi đều thấy, người đi kết nối bao giờ cũng xếp mình nhỏ nhất mới mong nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ từ các đơn vị bạn. Sau hàng chục kết nối nhỏ, 5 năm trở lại đây, Bảo tàng bắt đầu có những kết nối lớn, những kết nối lớn mỗi năm cũng chỉ dám làm từ 1 đến 2 cuộc theo các chuyên đề cụ thể. Ví dụ, năm 19/12/2010, Khai trương trưng bày ngoài trời, kết nối các nhệ nhân dân gian trong cả nước cùng chào mừng thành công của Đại hội các dân tộc thiểu số lần thứ nhất. kể từ đó, bảo tàng thường xuyên  mời nghệ nhân truyền dạy 30 loại hình Di sản Văn hóa: Cồng chiêng Bana, Múa đội nước Chăm, Múa quạt Chăm, Hòa tấu trống Chăm, Cồng chiêng Mường, Nhạc Ngũ âm Khơ Me, Múa Lâm Tơi (Khơ Me), Múa Cầu mùa Khơ Mú, Múa sạp Thái, Múa Lăm vông (Lào), Đèn lồng, đèn kéo quân, nặn tò he, rối nước, quan họ, biểu diễn đàn tính…

Kết nối được một hoạt động lớn, mở ra cho bảo tàng một định hướng chiến lược là kết nối con người và văn hóa, kết nối theo không gian địa lý vùng, kết nối theo thời gian từ truyền thống đến đương đại, làm sống động văn hóa và lịch sử.

Đầu tiên là kết nối với trường học, phục vụ học sinh giờ ngoại khóa, từng bước dẫn dắt các em đến với bảo tàng, làm cho các em cảm thấy được học, được chơi theo lối trực quan sinh động, nhờ môi trường tham quan thoải mái, tự nhiên mà các em thẩm thấu tri thức văn hoá dân tộc rất hiệu quả. Tuy nhiên, sự kết nối ở những năm đầu không phân nhỏ đối tượng phục vụ, nên 40.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu và học tập đều chung một trải nghiệm: Lễ vào nhà mới của người H’Mông; Hoạt động xay ngô, nấu mèn mén, thắng cố, biểu diễn múa khèn H’Mông; Trình diễn nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn, trang phục; Nghi lễ vào nhà mới, dệt vải thổ cẩm, ẩm thực của các dân tộc Nùng, Tày, Thái với các làn điệu Sli, lượn, then, múa Sư tử, tung còn; múa rối nước Đào Thục – Hà Nội; Trình diễn đục, chạm đồ gỗ mỹ nghệ, In tranh dân gian Đông Hồ, hát Văn, hát quan họ…; nghi lễ rước thần biển vào Lăng, Lễ cầu Ngư, hát Bả Trạo; Nghi lễ mở cửa Tháp Pôklong Grai, biểu diễn múa Play, hát dân ca, dân vũ vùng duyên hải miền trung, các hoạt động nặn gốm, nung gốm;  nghi lễ đâm trâu, mừng nhà Rông mới của dân tộc Bana, lễ cúng dựng cây nêu, cột trâu…, nghi lễ an vị tượng phật do chính các Đại đức dân tộc Khơ Me thực hiện, Lễ dâng Bông và biểu diễn các tiết mục văn nghệ dân gian dân tộc Khơ Me do các nghệ nhân tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh thực hiện trong âm thanh dàn nhạc ngũ âm rất sôi nổi.

Mỗi năm, đệm giữa các kết nối lớn, bảo tàng chuyển sang thay đổi hàng chục chủ đề trưng bày khác nhau, gắn với từng đối tượng giáo dục cụ thể. Chẳng hạn, nhân quốc tế Bảo tàng 18/5/2011, kết nối với Cựu chiến binh tỉnh Thái Nguyên tổ chức chương trình hồi ức về: “Cối xay thóc giã gạo theo năm tháng”, kết nối với đoàn phường, nhà trường tổ chức trải nghiệm; “Nhà ở truyền thống của một số tộc người ở Việt Nam,“Đèn lồng nhân ái”….Đặc biệt, khi tiếp tục thực hiện chiến lược kết nối này, bảo tàng tiếp tục đề mô hàng loạt các trải nghiệm văn hoá gắn với các chương trình giáo dục cụ thể như: Chiếc cày và người nông dân, Khung dệt xưa và nay …Trong những hoạt động này, chương trình giáo dục thực sự đã thu hút hầu hết học sinh ở Thái Nguyên có hứng thú đến tham quan, trải nghiệm, thậm chí, có nhiều em đến bảo tàng nhiều lượt trong tuần. Chuyên đề “Chiếc cày và người nông dân các dân tộc Việt Nam” đã kết nối 8 đơn vị tham gia: Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Trường Đại học Nông lâm, Trung Tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Viện Phim Việt Nam, Hội nông dân Thái Nguyên, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Hội Văn học nghệ thuật thành phố Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Vì có nhiều đơn vị tham gia, nên chương trình giáo dục có cơ hội được mở rộng ra nhiều chủ đề, khiến cho những bài học của học sinh giống như những ngày hội thực thụ của cuộc đời các em.

-Triển lãm “Chiếc cày và người nông dân các dân tộc Việt Nam”, “Cảm xúc thời gian”,“Đào tạo và nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay”. Ba triển lãm sử dụng gần 500 ảnh tư liệu, 200 tài liệu hiện vật đã tái hiện đời sống của người nông dân Việt Nam qua các thời kỳ trước năm 1945, cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước (1954-1986) và thời kỳ đổi mới (năm 1986 đến nay). Trưng bày chiếc cày theo dòng chảy lịch sử, giúp du khách có một cái nhìn tổng thể từ chỗ cày thay trâu đến cày máy. Cuộc sống xung quanh chiếc cày trong lịch sử từ trước năm 1945 chính là nội dung gắn với chương trình giáo dục. Triển lãm thành tựu nghiên cứu khoa học trưng bày các loại nông cụ, hàng trăm loại giống, cây trồng, thực phẩm nông nghiệp gắn với phát triển và phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn.

– Trình diễn, trải nghiệm, giáo dục về đời sống của người nông dân qua các giai đoạn lịch sử: Quy trình nấu rượu ngô; Múa khèn múa ô, thổi sáo Hmông; Diễn kịch trích đoạn “tục cướp vợ” của người Hmông trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ”; Trích đoạn “Thầy đồ dạy học”; Trình diễn nghề rèn đúc của người Nùng Phúc Sen, Cao Bằng; Lớp bình dân học vụ; Múa xoè, múa sạp mừng chiến thắng, lảy cỏ; Đi chợ vùng cao tham gia múa khèn, đánh yến; Hát sli, lượn giao duyên; Đội mũ rơm đi học đường dài; Bện mũ rơm; Tát nước gàu giai; Đóng cối xay thóc; Quạt thóc; Hát xoan, quan họ, chầu văn, ngâm thơ; Múa cồng chiêng Tây Nguyên; Múa “chọc lỗ tra hạt” của người Khơ Mú; Múa đội nước của dân tộc Chăm; Biểu diễn Saranai, trống Paranưng; Biểu diễn dàn nhạc ngũ âm…

– Tuần phim gắn với câu chuyện về người nông dân Việt Nam trong lịch sử với 7 bộ phim nhựa và 9 phim video đặc sắc, phục vụ mỗi ngày 2 buổi, sáng và tối. Người xem tự tìm gạch, ghế tre, ghế gỗ cho mình, như ngồi trong không gian sân kho hợp tác.

– Hội thảo “Chung tay phát triển nông thôn mới” có hơn 20 tham luận với 3 chủ đề: Khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp mới; Hiện trạng và giải pháp bảo vệ môi trường trong phát triển nông thông bền vững và chuyên đề Chính sách và văn hoá phục vụ phát triển nông thôn mới. Hội thảo đã thu hút lớp trẻ suy nghĩ về các vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn mới hiện nay.

– Hội thi: Tìm hiểu sản xuất và chế biến nấm ăn, nấm dược liệu; Xay thóc giã gạo bằng chày tay, cối đạp chân; Tát nước gàu giai; nấu cơm niêu; nấu cơm bếp Hoàng Cầm; xách nước qua cầu khỉ; đi xe đạp buộc lốp; Vá, bích kê quần áo, đan mũ rơm…

– “Không gian thi ca và người nông dân” với hai nội dung: Triển lãm, giao lưu thơ “Thi sĩ nhà nông tụ hội” và “Hoa của đất” do Hội Văn học nghệ thuật Thái Nguyên thực hiện.

– Ẩm thực truyền thống qua từ trước Cách mạng Tháng Tám đến nay như khoai sắn, bánh bao, mỳ nắm, ngô, thắng cố, mèn mén, rượu ngô, bún, phở truyền thống do các nghệ nhân Hà Nội và dân tộc Hmông thực hiện, phục vụ nhiều lượt khách thưởng thức.

– Hoạt động văn hoá “Chiếc cày và người nông dân các dân tộc Việt Nam” thu hút 150 nghìn lượt khách, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên tham dự, trải nghiệm các hoạt động lao động sản xuất nông thôn qua các thời kỳ. Du khách đến bảo tàng lúc nào cũng như chảy hội, từ 8 giờ sáng đến 23 giờ mỗi ngày. Đây cũng chính là mạch nguồn, tạo nguồn cảm hứng cho cán bộ bảo tàng tiếp tục các chương trình giáo dục mang tính động.

Chuyên đề Khung dệt xưa và nay trong khuôn khổ Hội thảo, trưng bày và trình diễn nghề dệt truyền thống các nước ASEAN được tổ chức từ ngày 14 – 17 /3/2013 đã thu hút 25.000 lượt người, trong đó có 12.000 học sinh xếp hàng vào tham quan. Học sinh vào tham quan không phải vì có 13 quốc gia (Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Philippin, Singapore, Lào, Bruney, Thái Lan, Indonexia, Ấn Độ, Mỹ, Canada) tham gia mà vào để tham gia hoạt động giáo dục, trải nghiệm văn hóa. Theo dòng thời gian, chiếc khung dệt gắn với các sản phẩm dệt, thêu, nhuộm từ truyền thống đến đương đại trong 3 thời kỳ: Chưa có vải mặc, Xuất hiện vải mặc (sợi bông, lanh, tơ tằm) và thời kỳ may mặc công nghiệp đều có các nội dung giáo dục riêng.

Có thể nói, thông qua các hoạt động kết nối, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đang từng bước thay đổi hoạt động giáo dục bằng những hình thức đa dạng, phong phú hơn, thu hút khách tham quan đến với Bảo tàng ngày một đông hơn. Qua quá trình hoạt động, các bạn sinh viên, học sinh đều rất nhiệt tình, vui vẻ tham gia, phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng động và sự nhiệt tình của tuổi trẻ để trải nghiệm văn hoá Việt Nam. Công chúng không chỉ được xem, được nghe, được thưởng thức mà còn tự mình được tham gia và đóng góp vào các hoạt động văn hoá dân tộc. Vì vậy, nói đến Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, ai cũng coi đây là sân chơi bổ ích, không còn là địa chỉ để du khách chỉ đến một lần. Sự quay trở lại của công chúng học sinh chứng tỏ Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã thực hiện tốt ba chức năng cơ bản là nghiên cứu, giáo dục khoa học, phục vụ nhu cầu giải trí và thưởng thức của công chúng (trong đó có đối tượng học sinh). Hoạt động giáo dục ngoài nhà trường cho học sinh được đặt lên hàng đầu trong công tác giáo dục phục vụ quần chúng của Bảo tàng. Những cụm từ “lớp học thứ hai”, “loại học đường đặc biệt”, “trường học ngoài trường học’’ của học sinh đã trở thành tôn chỉ của giới bảo tàng hiện nay.

Một số di sản văn hóa được trình diễn tại MCVE


Mỗi một kết nối, bảo tàng đều chọn 1 đối tượng đề cập là đồng bào dân tộc thiểu số, nông dân, thợ thủ công, những ngày này là anh bộ ddoooij cụ Hồ, nhân dịp 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 25 năm ngày quốc phòng toàn dân

Hoạt động đã kết nối 26 đơn vị, nghệ nhân tham gia :  Cục chính trị Quân khu I, Bảo tàng VHCDTVN, Đài phát thanh truyền hình tỉnh Thái Nguyên; Bảo tàng Hậu Cần thuộc Tổng cục Hậu Cần; 10 đơn vị thuộc Lực lượng vũ trang Quân khu I: Cục Chính trị, Cục Hậu cần; Bộ Tham mưu, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên, Lữ đoàn Công binh 575, Lữ đoàn 382, Lữ đoàn 601, Lữ đoàn 210; đoàn văn công quân khu I; Lãnh đạo các đơn vị: Trại giam Phú Sơn 4; Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên; Phòng giáo dục thành phố Thái Nguyên; Cựu chiến binh – câu lạc bộ xe đạp phường Đồng Quang; Nghệ nhân 4 câu lạc bộ then, dệt (Cao Bằng, Bắc Kạn, Định Hóa, thành phố Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hòa Bình); Đoàn nghệ thuật tỉnh Hòa Bình; Hai trường Trung học cơ sở (Nha Trang, Chu Văn An); Hai trường tiểu học Đội Cấn, 915; Tổng công ty phát hành sách… Học sinh, sinh viên các trường: Đại học Thái Nguyên, Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Trường THCS Chu Văn An, Đội Cấn, Trường THCS Nha Trang, các câu lạc bộ then: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, câu lạc bộ xe đạp phường Đồng Quang, câu lạc bộ tôi yêu Bảo tàng, nghệ nhân đan mũ rơm huyện Phổ Yên… Hoạt động đã kết nối 600 bộ đội, cựu chiến binh, công an, diễn viên, cán bộ bảo tàng, nghệ nhân, sinh viên cùng hoạt động; 45 nghệ sỹ, một số đại sứ, các trung tâm văn hóa:  Hàn Quốc, Pháp, Urugoay, Mỹ cũng tham gia hoạt động. Tất cả xoay quanh các hoạt động: Biểu diễn văn hóa nghệ thuật: 5 đêm với 5 chủ đề: 70 năm bản Hùng ca đất nước; Đất nước tình yêu; Đêm âm nhạc truyền thống Việt – Hàn; Sợi nhớ sợi thương và chương trình nghệ thuật ”Tiếp bước anh bộ đội cụ Hồ”

–  Chiếu phim: từ 13 – 21/12, 9 ngày, đêm chiếu phim, trong đó có các bộ phim về người chiến sĩ trong các cuộc chiến tranh giải phóng, bảo vệ Tổ quốc, và  trên mặt trận xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN;  2 bộ phim Hàn Quốc, thu hút trên 2.000 lượt người xem và được công chúng đánh giá cao.

–  Trưng bày: 10 trại, với các hiện vật, hình ảnh gắn với quá trình 70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.

–  Cắm trại: mỗi trại, thể hiện tài năng, sáng tạo của 10 đơn vị bộ đội, cán bộ các phòng ban của bảo tàng phối kết hợp thực hiện.

–  Tái hiện lịch sử: Thông qua 10 trại với các chủ đề khác nhau, tài hiện các giai đoạn lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông, tái hiện sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, các giai đoạn, phát triển, chiến đấu và trưởng thành, tình cảm, ý chí cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam; mỗi trại, tái hiện 1 giai đoạn lịch sử.

–  Trải nghiệm văn hóa, văn nghệ dân gian: Các hoạt cảnh các bài ca đi cùng năm tháng, đọc truyện, đi cà kheo, trò chơi dân gian, làm mũ rơm…

–  Chụp ảnh, quay phim, làm phóng viên nhí: Chụp được …..? ảnh.

–  Truyền hình trực tiếp, quay phóng sự: Một chương trình truyền hình trực tiếp, 5 phóng sự

        – Kết quả đạt được:

Hoạt động đã thu hút 20.000 lượt người tham quan, trải nghiệm, xem biểu diễn, kết nối các thế hệ, các lực lượng: bộ đội, công an, sinh viên, học sinh, nghệ nhân, bảo tàng, phát hành sách, nghệ sỹ, diễn viên, nghệ nhân, phóng viên, báo chí phát thanh truyền hình trong cùng một mặt trận văn hóa trong 10 ngày 12-21/12/2014.

10 trại gắn với 70 năm bước chân anh bộ đội cụ Hồ đã thực sự là điểm nhấn, tái hiện lịch sử hào hùng của quân đội nhân dân Việt Nam, từ truyền thống ngàn năm đã khẳng định bộ đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì đất nước mà hi sinh, Từ 34 chiến sỹ đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân 22/12/1944 đầu tiên, với 10 lời thề danh dự, mộc mạc, ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm với sự tồn vong của đất nước, tình cảm với nhân dân. Đó cũng là tâm nguyện của Đảng ủy – Bộ Tư lệnh Quân khu 1; Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam; Đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên, Bảo tàng Hậu cần quân đội, Trại giam Phú Sơn, Trường Đại học Thái Nguyên, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Câu lạc bộ xe đạp phường Quang Trung, TP Thái Nguyên, Câu lạc bộ tôi yêu Bảo tàng, Câu lạc bộ hát then các tỉnh lân cận, Trường THCS Chu Văn An, Đội Cấn đã tham gia.

Bước chân các anh không mệt mỏi, thắm tình quân dân, ấm áp tình đồng đội, theo bản quân lệnh số 1, tiến về thủ đô giành độc lập dân tộc, góp phần khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa 2/9/1945; Theo lời kêu gọi của chủ tịch HCM, ngày 19/12/1945 cả nước bước vào cuộc kháng chiến kiến quốc. Nhờ có những chiến sỹ Điện Biên chân đồng vai sắt, chiến dịch Điện Biên Phủ đã hoàn toàn thắng lợi, đưa miền Bắc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương cho tuyến lửa miền Nam. Các anh lại tiếp tục những bước chân trên dải trường Sơn đánh Mỹ, bom đạn ác liệt, 10.333 anh bộ đội đã nằm lại trên dải Trường Sơn, những người còn lại vẫn không lùi bước, không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân, những phút hiếm hoi vẫn lạc quan, yêu đời với những cánh thư, những dòng nhật ký hay những tiếng hát át tiếng bom, tình quân dân vẫn vượt lên tất cả, một phút qua quê hương Quảng Bình, uống 1 bát nước chè xanh cũng đủ thời gian để các anh nhớ mẹ, nhớ vợ. Rất nhiều anh biết không hẹn ngày về vẫn một lòng bền chặt, có khi 3 con tàu ra đi mới có một con tàu trở về, biết bao người vĩnh viễn nằm lại nơi đảo xa, biển sâu, nhưng tất cả đều quyết tâm trong bí mật, thần tốc, để 10/3/1975 – bước chân của các đại đoàn quân đã tiến đến Tây Nguyên, 30/4/1975 thẳng tiến Sài Gòn thống nhất non sông, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hôm nay, nhiệm vụ của các anh còn nặng nề, không chỉ xây dựng kinh tế, mà đảm bảo giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo quê hương.

Trong hoạt động này, tính gương mẫu, trách nhiệm, xả thân cho công việc  của các anh đã giúp chúng tôi, những đơn vị tham gia vượt qua khó khăn vất vả, chung sức vì mục tiêu giáo dục truyền thống cách mạng của bộ đội cụ Hồ. Có thể nói tất cả cán bộ chiến sỹ, thậm chí là hai cha con dùng một chiến tuyến ngày hôm nay: cha là sỹ quan phụ trách ở trại 5 “Bước chân theo từng trận đánh, con là tân binh ở trại 9 “Bước chân xây dựng và bảo vệ tổ quốc” hay những học trò của trường THCS Nha Trang tiễn thầy lên đường đi bộ đội, thày trò trường Chu Văn An ra trận đầu tiên, thày trò Nha trang xung kích hay các cán bộ bảo tàng thầm lặng để cho chúng ta có trải nghiệm bổ ích này. Và nếu như không có sự ủng hộ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Tư lệnh Quân khu I, Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Thái Nguyên, lãnh đạo, chỉ huy, các cán bộ, chiến sĩ, nhân viên của Cục Chính trị, Bộ tham mưu, Cục Hậu cần/ QK1, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên, lữ đoàn 575, 210, 382, 601 và 16 đơn vị sự nghiệp, câu lạc bộ tham gia, thì không thể có sự thành công của hoạt động ngày hôm nay. Chính các anh đã truyền cho chúng tôi sức mạnh: nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Kẻ thù của thời bình tuy không rõ ràng, nhưng đang âm thầm làm xói mòn mỗi chúng ta, đó là sự ỷ lại, là cuộc sống trong nhung lụa lâu ngày, biết nhận, nhưng nghĩ đến cho, mà quên mất trách nhiệm với quê hương đất nước, đôi khi thờ ơ với kết quả có được hôm nay đã phải trả bằng xương máu của biết bao lớp người đi trước đã ngã xuống: từ Đinh, Lý, Trần, Lê tới cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ giải phóng dân tộc cho tới những năm tháng bảo vệ biên giới, hải đảo quê hương.

Các đêm thơ về tình yêu đất nước, về tình yêu anh bộ đội của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên phần nào làm ấm lòng anh bộ đội, mong các anh vượt qua khó khăn vững bước trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên giới, hải đảo Việt Nam.

Trong thời gian 10 ngày, hoạt động văn hóa “Bước chân bộ đội cụ Hồ” đã để lại trong lòng các em học sinh, những thế hệ tương lai của đất nước, của hàng nghìn lượt khách tham quan một ấn tượng tốt đẹp, họ hiểu biết thêm về chiều dài lịch sử của đất nước, của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Từ đó khơi dậy niềm tự hào cũng như ý thức bảo vệ và đấu tranh giữ gìn độc lập, chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ. Một ngày làm bộ đội, vui vẻ nhưng sâu sắc, về nhà, các em biết chia sẻ  với những người xung quanh, biết gấp chăn màn đẹp, biết  giúp cha mẹ, hiểu được lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam và cũng là lịch sử của đất nước.

Trong số hơn 20.000 công chúng, học sinh tham quan, trải nghiệm, chúng tôi thu được hàng nghìn bản ghi của các học sinh từ lớp 4 – lớp 12, hầu hết, các em đều có chung câu trả lời giống em Phương Linh, học sinh lớp 4B, trường Tiểu học Đội Cấn: Sau một ngày trải nghiệm ở Bảo tàng, em được học nhiều về lịch sử Việt Nam và được biết thêm về các anh bộ đội, sự hy sinh của các anh cho đất nước. Em sẽ cố gắng học tập theo các chú bộ đội. Một số em như Nguyễn Lê Bảo Ngọc, lớp 5D, trường Đội Cấn viết “Em thấy rất vui khi được tham gia những hoạt động “Theo bước chân anh bộ đội cụ Hồ”. Chúng em được chơi các trò chơi bổ ích, tham quan và trải nghiệm các hoạt động vui vẻ…. Em mong sẽ có một hoạt đông như thế này nữa để em tham gia”. Em Nguyễn Anh Vũ lớp 5Đ “Chúng em là những chiến sỹ trại 4, qua các trại khác, em đã đươc khám phá, hiểu thêm về  thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, được sống lại hình ảnh của anh bộ đội cụ Hồ. Em thấy các chú bộ đội rất tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em. Các chú cũng nấu cơm rất ngon. Em rất thích lần đi tham quan này”. Đọc lại dòng cảm tưởng của thiếu tá Nguyễn Văn Bằng, tiểu đoàn 15, Bộ tham mưu QK I, có con là tân binh ở trại 9 chia sẻ: Bản thân tôi là một quân nhân trong quân đội nhân dân Việt Nam cảm thấy đây là một hoạt động thiết thực và bổ ích, góp phần giáo dục cho học sinh hiểu và tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà các thế hệ cha ông chúng ta đã dày công vun đắp bằng cả mồ hôi, xương máu mới có được…. hôm nay các cháu học sinh được học tập, thực hành tái hiện lịch sử có ý nghĩa giáo dục rất cao”….

Không chỉ có những dòng lưu bút, trên gương mặt hồ hởi của phụ huynh, giáo viên, học sinh, cũng phần nào khẳng định được sự thành công của hoạt động. Đó là sự thành công của kết nối, của sự cộng sức, cộng tâm: những người xa lạ, từ phương trời chẳng hẹn quen nhau đã làm được 1 điều nhỏ nhoi cho xã hội, đó là giáo dục truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, để các em vui vẻ tự thẩm thấu, tự rèn luyện, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ sáng mãi trong lòng các thế hệ người Việt Nam. Đó là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách ngày hôm qua, hôm nay và vững bước theo các anh trong những chặng đường tiếp theo.

Thông qua các hoạt động “Bước chân Bộ độ Cụ Hồ”  lần này đã góp phần tăng cường sự hiểu biết, sự gắn kết quân, dân giữa các đơn vị bộ đội trong Lực lượng vũ trang Quân khu 1 với các cơ quan, nhà trường, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, tạo dựng niềm tin đối với anh bộ đội nói chung và bộ đội Quân khu 1 nói riêng.

Góp thêm cho các hoạt động trong những ngày này, còn có chương trình giao lưu văn hóa Hàn quốc, qua trưng bày thiên nhiên, đất nước, con người xứ sở kim chi, trải nghiệm hanbok, biểu diễn nghệ thuật và chiếu phim, mở rộng mối quan hệ hợp tác và phát triển, giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới.

Có thể nói, sau 5 năm kết nối, Bảo tàng đã thay đổi diện mạo trong lòng công chúng. Mối người đến tham quan, trải nghiệm hiểu hơn về con người, văn hóa, lịch sử Việt Nam. Hôm nay đây, sau những kết nối với các đơn vị tham gia, thế hệ trẻ và công chúng hào hùng của quân đội ta, nhân dân ta, để vun đắp tình yêu quê hương đất nước, tình quân dân, nhớ lại bữa cơm chay đầu tiên của thế hệ đi trước, cùng chung sức vượt khó, rèn luyện bản thân, xác định trách nhiệm, nghĩa vụ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

TS. Nguyễn Thị Ngân