Lớp học ứng dụng Công nghệ trong hoạt động Trưng bày và Trải nghiệm làm đa dạng hóa hoạt động của Bảo tang

Hiện nay dịch Covid – 19, đang có diễn biến kéo dài và phức tạp.Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam thực hiện nghiêm thông điệp 5K đồng thời đảm bảo khai báo y tế, cách ly khoanh vùng theo vùng đỏ, vùng cam, vùng xanh theo Công điện số 6741/CĐ-VPCP ngày 22/9/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19và Thông báo số 744-TB/TU ngày 25/9/2021 của Thường trực Tỉnh ủy về chủ trương điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.Bảo tàng mở cửa và phục vụ 50 người trong cùng một thời điểm nhưng vẫn phải đảm bảo thông tin du khách và thực hiện nghiêm 5K theo quy định. Cùng với thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, các hoạt động tham quan của Bảo tàng từng bước chuyển từ trực tiếp sang online để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân và du khách.

Một trong những hình thức đổi mới hoạt động trong công tác chuyên môn, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã tổ chức mở lớp hướng dẫn kỹ năng chụp ảnh, quay phim, dựng phim cho các cán bộ để tạo dựng phim video quảng bá văn hóa của bảo tàng đến với công chúng tham quan theo hình thức online.

Lớp học hoạt động trên tinh thần người biết chia sẻ cho người chưa biết, người biết nhiều chia sẻ cho người biết ít. Mục tiêu của lớp học là nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng viết kịch bản, thực hành kỹ năng chụp ảnh, quay phim, dựng phim cho chính cán bộ Bảo tàng bằng nguồn lực tự có. Trong khoảng thời gian học tập, các nhóm đã cùng nhau đóng góp ý kiến để sửa chữa kịch bản. Sau khi kịch bản đã được duyệt, các nhóm tiến hành nghiên cứu, khai thác tư liệu, ghi âm, quay phim, chụp ảnh, bổ sung tư liệu thiếu và cuối cùng học cách dựng phim, lồng ghép lời bình tiếng Việt – tiếng Anh. Để dựng được một video hoàn chỉnh, kỹ năng để dàn dựng cũng cần cả một quá trình trau dồi, làm việc liên tục, cần rất nhiều thời gian, sự hiểu biết, ham tìm tòi của các thành viên trong lớp học mới có thể thành thạo.

Qua gần 3 tháng học tập, trao đổi kinh nghiệm, các cán bộ Bảo tàng đã học hỏi được nhiều điều thú vị, nâng cao kỹ năng xây dựng một kịch bản, quay một video clip quảng bá về bảo tàng hay một câu chuyện văn hóa, biết cách quay các cảnh quay phim ngắn, biết ghi âm, cách cắt ghép hình ảnh, cảnh quay, lồng nhạc, viết lời bình, lồng tiếng… Một số thành viên cũng đã biết cách làm một video hoàn chỉnh. Tuy nhiên còn nhiều lúng túng và chưa thành thạo. Nhưng bằng sự cố gắng của mỗi học viên, các câu chuyện văn hóa dần được kết nối, sâu chuỗi các tư liệu rời rạc thành các câu chuyện văn hóa logic theo thời gian và không gian. Hoạt động này là một trong các bước chuẩn bị sẵn sàng ứng phó trong điều kiện dịch Covid còn kéo dài. Nâng cao hiệu quả bảo tồn phát huy vốn di sản văn hóa bằng công nghệ sốĐiều này phải tùy thuộc vào năng lực, khả năng, sự hiểu biết của từng thành viên trong quá trình làm việc của mình. Hi vọng với các sản phẩm văn hóa mới này sẽ từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của công chúng, dịch chuyển từ tham quan thụ động sang hình thức online, đa dạng hóa các hoạt động của Bảo tàng.