Nội dung hoạt động tuyên truyền 30 năm Quốc phòng toàn dân, 75 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam Tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, năm 2019

Thực hiện các Quyết định (số 77/QĐ-BVHTTDL ngày 08/01/2019 và Quyết định số 2775 QĐ-BVHTTDL ngày 08/08/2019 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt kế hoạch trưng bày chuyên đề, triển lãm lưu động năm 2019 của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam); các kế hoạch (số 707/KH-BQP ngày 18/01/2019 của Bộ quốc phòng, số 597/KH-BTL ngày 22/3/2019 của Bộ tư lệnh Quân khu 1, số 104/KH-UBND ngày 25/7/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2019) và 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2019);Thông báo số 2561-TB/TU ngày 18/7/2019 của Thường trực Tỉnh ủy Thái Nguyên, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam phối hợp với Bộ tư lệnh Quân khu 1 và các đơn vị quân đội trực thuộc Quân Khu I (Phòng Tuyên huấn- Cục chính trị, cục Hậu Cần, các lữ đoàn 382, 601, 575, 210, tiểu đoàn 31, Tỉnh đội Thái Nguyên); Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên; Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên; các trường Đại học, Cao đẳng,THPT và THCS; các nhóm nghệ nhân dân tộc Thái (Sơn La), Nùng (Cao Bằng), Mông, Cờ Lao (Hà Giang); các câu lạc bộ: Hoa Sen, Tiêu, sáo trúc, em yêu bảo tàng; các công ty lữ hành; các đơn vị báo chí, truyền thông cùng tham gia Hoạt động tuyên truyền 30 năm quốc phòng toàn dân, 75 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Namtại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, năm 2019với chủ đề “Sức mạnh truyền thống, kiến tạo giá trị tương lai”.

Hoạt động tuyên truyền 30 năm quốc phòng toàn dân, 75 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam thể hiện thông qua trưng bày và trải nghiệm sáng tạo theo dòng lịch sử sẽ góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, khẳng định sức mạnh quốc phòng toàn dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và tinh thần Đại đoàn kết dân tộc. Sức mạnh của truyền thống toàn thể dân tộc, kết hợp với sức mạnh của lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân và toàn dân tộc) đã trở thành  nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Hôm nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát huy sức mạnh truyền thống ấy tiếp tục góp phần  kiến tạo giá trị tương lai, làm tăng thêm tri thức tích hợp lịch sử văn hóa, chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam.

Để hoạt động tuyên truyền có hiệu quả, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam xây dựng đề cương, kịch bản tuyên truyền gồm10 nội dung chính như sau:

Nội dung 1.Kế thừa truyền thống ngàn năm: Trưng bày, tái hiện lịch sử từ thời Hùng Vương dựng nước đến thời kỳ phong kiến Việt Nam trong đó tập trung 07 hoạt động trải nghiệm: Đọc, ngâm thơ theo nhóm về chủ đề đất nước; Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt và trận chiến trên sông Bạch Đằng; Tái hiện Hội nghị Bình Than và Hội nghị Diên Hồng; Trích đoạn chèo thuyền nhử địch vào bãi cọc Bạch Đằng; Tái hiện lịch sử (câu chuyện bà cụ bán nước góp công đánh thắng giặc; Trích rước kiệu trong lễ hội Bạch Đằng, chui qua kiệu ước nguyện sức khỏe, giỏi giang và thi cử đõ đạt, đọc bài Hịch tướng sỹ Trần Hưng Đạo; Tổng hợp tư liệu phóng viên.

Nội dung 2: Lực lượng vũ trang từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, hy sinh:Trưng bày, tái hiện lịch sử bắt đầu từ khi thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên (1858) đến Đại hội  Đảng toàn tuốclần thứ II tại đìnhTân Trào (Tuyên Quang); Trình diễn và trải nghiệm 06 hoạt động: 10 lời thề danh dự; Ăn bữa cơm chay chấm muối để thực hiện cho được lời thề sắt son, vì nhân dân mà chiến đấu và hy sinh; Trước khi ăn cơm,rửa tay trong chậu sành có đồng xu,gợi mở 2 câu chuyện về văn hóa Việt Nam, đó là thử tiền thật, tiền giả trong giao thương mua bán ở chợ Rừng xưa và lễ nhập môn, nghi thức về nhà chồng trong đám cưới của một số dân tộc Việt Nam; Tìm hiểu tình hình thế giới và phong trào đấu tranh cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945; Giao liên – truyền tin; Bảo vệ cơ sở cách mạng; Làm cách mạng trong lòng địch; Đại hội Tân Trào, nghe báo cáo, đưa ra 10 quan điểm của Việt Minh, phân tích tình hình Nhật – Pháp và chủ trương Tổng khởi nghĩa.

Nội dung 3. Vượt qua áp bức của thực dân, phong kiến, đi tìm độc lập dân tộc: Trưng bày, trải nghiệm tái hiện lịch sử cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945: Cướp kho thóc Nhật; Khởi nghĩa tại Bắc Bộ Phủ 19/81945; Khởi nghĩa tại Thái Nguyên ngày 20/8/2945; Khởi nghĩa tại Huế ngày 23/8/1945;Khởi nghĩa tại Sài Gòn – Chợ Lớn ngày 25/8/1945; Vua Bảo Đại thoái vị “muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị”(Trao huy hiệu cờ đỏ sao vàng và trao ấn);Tuyên ngôn độc lập trong Quốc khánh 2/9/1945.

Nội dung 4. Vượt qua khó khăn, gỡ thế “nghìn cân treo sợi tóc”, bảo vệ chính quyền non trẻ:Trưng bày thể hiện vai trò của nhân dân giúp chính quyền  non trẻ giải quyết thù trong, giặc ngoài, ổn định đất nước, diệt giặc dốt, giặc đói, thiếu hụt ngân khố.Trải nghiệm tái hiện lịch sử 05 hoạt động: Hũ gạo cứu đói; Lớp bình dân học vụ; Góp ngân khố; Vụ án Ôn Như Hầu; Giải giáp Quân đội Nhật.

Nội dung 5. Vượt qua bản thân, trường kỳ kháng chiến cho tổ quốc quyết sinh:Trưng bày và giới thiệu về 9 năm trường kỳ kháng chống Pháp theo lời hiệu triệu toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) cho đến chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ. Trải nghiệm tái hiện lịch sử gồm 6 hoạt động: Hình ảnh cảm tử quân cho Tổ quốc quyết sinh; Cuốc đường tạo hố ngang, hố dọc chữ i, chữ T, để cản bước tiến của giặc Pháp; Kéo pháo vào trận địa; Dân công gánh dậu, thồ hàng; Đặc biệt là tái hiện 56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa rầm cơm vắt trong chiến dịch Điện Biên Phủ, gắn liền với các địa danh Đèo Lũng Lô, Đồi Him Lam, Độc Lâp, Bản Kéo, Đồi A1, C1, cầu Mường Thanh, con đường hầm và quả bộc phá để dẫn đến sào huyệt cuối cùng của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; Trải nghiệm cuối cùng là cắm cờ trên đỉnh nóc hầm De Castries và chụp ảnh cùng nhân vật lịch sử

Nội dung 6. Vượt qua tuyến lửa, kìm nén đau thương, hậu phương tiền tuyến đồng lòng chiến thắng: Trưng bày, giới thiệu về đường Trường Sơn huyền thoại với những thanh niên xung phong mở đường cho xe ra tiền tuyến, những chàng trai, cô gái xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước; Hậu phương miền Bắc đồng lòng cùng tiền tuyến lớn miền Nam; Nhân dân miền Nam anh dũng trong khói lửa, gian lao vùng địch hậu. Cùng với đó là 12 hoạt động trải nghiệm: Cáng thương, sơ cứu, băng bó khi bị thương, sơ cứu khi đuối nước và ngạt khí, điện giật; Làm anh nuôi; Thanh niên xung phong Đại đội 915, Ngã ba Đồng Lộc…mở đường san lấp hố bom, vận chuyển hàng hóa; Trên đường hành quân, huấn luyện chiến đấu trườn bò, ngắm bắn bằng súng tầm bóp; Liên lạc, thông tin, dịch mật mã;  Quạt thóc, đóng góp gạo cho chiến trường; Đan mũ rơm; Tái hiện Đại đội pháo phòng không; Hành trình con tàu không số.

Nội dung 7. Vượt qua lửa đạn, bước chân thần tốc, thống nhất non sông: Trưng bày giới thiệu về tình hình thế giới, trong nước sau Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 tiến tới đại thắng  mùa Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trải nghiệm gồm  05 hoạt động: Chỉ huy tác chiến, nhận lệnh tổng tiến công với 4 mũi tiến công của 04 quân đoàn:  Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long) giải phòng Đường 14 – Phước Long, Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) giải phòng  Tây Nguyên,Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang) giải phòng Huế – Đà Nẵng, Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết Thắng) giải phóng  Phan Giang – Xuân Lộc dưới sự hướng dẫn của các chiến sỹ biệt động Sài Gòn, các mũi lần lượt tiến công, cắm cờ ở các mốc son lịch sử; Chụp ảnh trên xe tăng và chụp ảnh cùng nhân vật lịch sử; Thơ, hát, gắn với ngày thống nhất đất nước “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh…

Nội dung 8. Vượt qua thử thách, rèn luyện bản thân, hội nhập quốc tế, tiếp cận công nghệ,  củng cố tiềm lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới: trưng bày, giới thiệu thành tựu 30 năm Quốc phòng toàn dân, bắt đầu từ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hoạt động trải nghiệm tập trung vào việc:Tìm hiểu văn hóa dân tộc; Truy tìm tang vật vụ án; rèn luyện kỷ luật, làm việc nhóm thiết kế trưng bày, sửa ảnh, in ảnh, viết text tổng hợp và chi tiết “1 ngày để nhớ” tại bảo tàng với các nội dung lịch sử đã tham gia trưng bày, giới thiệu, thảo luận và kết thúc hoạt động.

Nội dung 9. Thi tìm hiểu truyền thống Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam,chuyện đêm khuya và tiếng hát của thời gian.

        Nội dung 10. Khai mạc, bế mạc hoạt động
Thời gian:Hoạt động dự kiến diễn ra trong 3 đợt
+ Đợt 1: từ ngày 26/11/2019 – 05/12/2019 (10 ngày)
+ Đợt 2: từ ngày 10/12/2019 – 20/12/2019 ( 10 ngày)
+ Đợt 3: từ ngày 23/12/2019 – 30/12/2019 (07 ngày)
Địa điểm: Tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
1.Ma Thị Chung-Trưởng phòng Trưng bày -Tuyên truyền
(Email: chungbtvh@gmail.com – Điện thoại:0975027436)
Nghiêm Thị Minh Hằng – Phó trưởng phòng Trưng bày -Tuyên truyền
(Email: hangbtvhdt@gmail.com – Điện thoại:0915931281)
Hotline:0968886666