Các hoạt động nổi bật trong ngày 2.9 và chương trình trải nghiệm “70 năm hồi ức mùa thu lịch sử”

Trong 2 ngày 1- 2 tháng 9 năm 2015, tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam phối hợp với Chi hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tại Thái Nguyên, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên tổ chức Triển lãm Ảnh nghệ thuật “Thái Nguyên trên đường hội nhập và phát triển” và các hoạt động trải nghiệm văn hóa“70 năm hồi ức mùa thu lịch sử”, thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Quốc Khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9 /1945 – 2/9/2015, 70 năm công an nhân dân và 70 năm ngành văn hóa, Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu lần thứ XII của Đảng.

Dưới đây là một số hình ảnh trong 2 ngày này:

Chương trình khai mạc với sự tham gia của quan khách cùng khách tham quan Bảo tàng, các Câu lạc bộ Xe đạp, CLB Tôi yêu Bảo tàng, CLB giáo chức cùng các nghệ nhân từ Hoàng Su Phì, Hà Giang…

 
Tiết mục Việt Bắc nhớ ơn Bác Hồ của CLB Xe đạp phường Đồng Quang, múa khèn “Tình yêu đôi lứa” của nghệ nhân dân tộc Hmông đến từ huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
Các đại biểu tham gia cắt băng khai mạc trưng bày và hoạt động văn hóa: 70 năm hồi ức mùa thu lịch sử và ảnh nghệ thuật Thái Nguyên đổi mới và phát triển.

Trong 2 ngày, hoạt động trải nghiệm có sự tham gia của hơn 600 học sinh, sinh viên tình nguyện và giáo viên Trường Trung học cơ sở Đắc Sơn, huyện Phổ Yên và Trường Trung học cơ sở Nha Trang. So với những hoạt động trải nghiệm trong 5 năm qua, đây là một trải nghiệm khó, các em thử sức trong vai các chiến sỹ lực lượng vũ trang: Công an, bộ đội và cán bộ văn hóa. Đặc biệt là vai của các chiến sỹ công an, với những công việc phức tạp, thầm lặng, đòi hỏi bí mật, hy sinh, mưu trí, cảnh giác, dũng cảm, bản lĩnh, khôn khéo…  vì vậy, trước khi trải nghiệm, các lực lượng tham gia phải họp bàn triển khai công việc, thực hiện hồi ức theo kịch bản chi tiết.

Trong hoạt động trải nghiệm 70 năm hồi ức mùa thu lịch sử, du khách đã được ngược thời gian, tái hiện không gian lịch sử  qua các giai đoạn: từ năm 1930 đến 1945, từ năm 1945 đến 1946, từ năm 1946 đến 1954, từ năm 1954 đến năm 1975 và từ năm 1975 đến nay. Từ đó, giáo dục lịch sử, trân trọng sự cống hiến lớn lao của các chiến sỹ công an nhân dân, bộ đội, đội ngũ làm công tác văn hóa và trang bị thêm  kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

Ảnh: Sinh viên tình nguyện họp bàn triển khai công việc trải nghiệm
Ảnh: Các em học sinh trường THCS Nha Trang tập trung chia nhóm, nhận trang phục tham gia trải nghiệm.


Giai đoạn: từ năm 1930 đến 1945:
Chương trình trải nghiệm tái hiện không gian chợ Khô ở tỉnh Thái Bình những năm 30 của thế kỷ XX, nơi đó, các đơn vị tiền thân của lực lượng Công an nhân dân ngày nay (Đội tự vệ đỏ, Đội Trinh sát, Ban công tác đội, Đội danh dự trừ gian và Đội hộ lương diệt ác) sẽ thực hiện nhiệm vụ bí mật của từng đơn vị như rải truyền đơn, cắm cờ, bảo vệ cơ sở bí mật, trừ gian diệt ác…

   
Ảnh: Học sinh trường THCS Đắc Sơn – Phổ Yên và sinh viên CLB tái hiện không gian trải nghiệm Chợ Khô ở tỉnh Thái Bình, giai đoạn 1930 – 1945.
Học sinh, sinh viên hồi ức và thực hành trải nghiệm cảnh: nhân dân Việt Nam bị giặc Pháp lùng sục, cấm hội họp, bắt bớ cán bộ những năm 1930 của thế kỷ XX.

 

Các em học sinh Trung học cơ sở Nha Trang hồi ức và triển khai nhiệm vụ bí mật như rải truyền đơn, cắm cờ chuẩn bị cho cao trào cách mạng 1930 – 1931 ở Thái Bình

 

Các em học sinh trong vai Cán bộ hoạt động bí mật đang nghe hát ả đào trước sự lùng sục của giặc Pháp.
   
  Ảnh: các em học sinh Trung học cơ sở Nha Trang hồi ức đấu tranh cách mạng 1930 – 1931 tại khu vực Chợ Khô, tỉnh Thái Bình


Giai đoạn: từ năm 1945 đến 1946

     

Ảnh: các em học sinh Trung học cơ sở Nha Trang hồi ức đi Qua Tân Trào, nhận Bản quân lệnh số , tiến về thủ đô ngày 19/8/1945

Các em học sinh trường Trung học cơ sở Nha Trang cùng mô phỏng lại buổi lễ thoái vị của vua Bảo Đại.

 

 

     

Các em học sinh Trung học cơ sở Nha Trang hồi ức trải nghiệm nghe Bác Hồ đọc bản Tuyên Ngôn độc lập ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình

Các em học sinh Trung học cơ sở Nha Trang thể hiện đấu tranh phản đối giam cầm chị Võ Thị Sáu của các em học sinh trường THCS Nha Trang

 

Mô phỏng Góc lớp học chữ để diệt giặc dốt của các em học sinh trường Đắc Sơn.


Giai đoạn: từ năm 1946 đến 1954

 

Học sinh trường THCS Đắc Sơn, THCS Nha Trang hồi ức và thực hành trải nghiệm cảnh: tải đạn, lương thực phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Học sinh trường THCS Nha Trang cùng các bạn sinh viên trong vai nhân dân, bộ đội và công an cùng múa sạp, mừng chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.


Giai đoạn: từ năm 1954 đến 1975

Theo dòng lịch sử, học sinh, sinh viên hồi ức và thực hành trải nghiệm: Sau năm 1954, miền Bắc giải phóng khỏi gót giày xâm lược, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn miền Nam. Taị đây, các em thi xay thóc, giã gạo, đi bán kem (mút) bằng xe đạp.

 
Tham gia trải nghiệm xay thóc, sàng xảy gạo của các em học sinh trường THCS Đắc Sơn, THCS Nha Trang
Kem mút – món quà gắn với trẻ thơ những năm khó khăn được tái hiện và nhận được sự chú ý cũng như thích thú của các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh tham quan Bảo tàng.

 

 

 
 
Trải nghiệm “Xẻ dọc Trường Sơn” chi viện quân, lương thực, vũ khí, khí tài… cho miền Nam chống Mỹ của các em học sinh trường THCS Nha Trang.
Thổi cơm bằng bếp Hoàng Cầm, bếp di động, nắm cơm của các em học sinh trường THCS Nha Trang.
Sản phẩm trải nghiệm cơm nắm của các em học sinh trường THCS Nha Trang.

 

“Tiếng chày trên rẻo cao” do học sinh trường THCS Nha Trang thực hành trải nghiệm.

 

Tái hiện hình ảnh: Ngụy quyền dồn dân lập ấp chiến lược của các em học sinh trường THCS Nha Trang.

 

Các bạn học sinh trường THCS Nha Trang hóa thân thành những chiến sĩ công an, du kích luốn lách qua các ngóc ngách của địa đạo Củ Chi.
Mừng vui chào đón đoàn quân tiến vào giải phóng miền Nam của học sinh trường THCS Nha Trang

 

Các cánh quân chuẩn bị cho chiến dịch Mùa xuân lịch sử năm 1975.

 

Các em học sinh trường THCS Nha Trang tái hiện Chiến dịch Tây Nguyên ngày 10/3/1975 và cắm mốc giải phóng Buôn Ma Thuột 11/3/1975.

Các em học sinh trường THCS Nha Trang tái hiện Chiến dịch Huế, Đà Nẵng ngày 24/3/1975, cắm mốc giải phóng Huế 26/3/1975
Các em học sinh trường THCS Đắc Sơn cùng các chiến sỹ Biệt động Sài Gòn tiến về Sài Gòn ngày 30/4/1975

 

Ngày 30/4/1975, sài gòn giải phóng, cả nước mừng vui chiến thắng. Các em hồi ức niềm vui của nhân dân Sài Gòn ngày ấy, dâng cờ và cùng hát bài Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.

Các Bác Câu lạc bộ xe đạp phường Đồng Quang cùng học sinh hát bài ca chiến thắng “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Chính các bác đã truyền lửa cho cán bộ Bảo tàng và học sinh hôm nay. Một bài hát làm nức lòng bao thế hệ người Việt Nam mà hôm nay. Trong số đó, có cô giáo đã  tâm sự: cô cảm thấy rất buồn và xấu hổ khi học trò không thuộc bài hát “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” vì đó là bài mang niềm tự hào dân tộc. Chính cô đã cùng hát với học sinh 5 lần, để các em thuộc ngay trong không gian trải nghiệm. Hình ảnh này làm cảm động tất cả những cán bộ đang công tác bảo tàng. Chúng tôi xin cảm ơn các Bác câu lạc bộ xe đạp phường Đồng Quang, câu lạc bộ Giáo Chức phường Quang Trung và các cô giáo, học sinh trương THCS Độc Lập (Đắc Sơn), Trường THCS Nha Trang.

Giai đoạn: từ năm 1975 đến nayTrong gian đoạn này, nhóm trải nghiệm sẽ tham gia các hoạt động như  vượt khó, đi qua cầu cạn, truy tìm tang vật, …

Vượt khó qua một đoạn đường làm từ cây tre với một đầu được buộc vào dây thừng đong đưa. Đây là một nhiệm vụ khó khăn mà có rất ít bạn có thể hoàn thành được.
Trải nghiệm đi trên cầu cạn của các em học sinh trường THCS Đắc Sơn – Phổ Yên.
Triển khai nhiệm vụ đi tìm tang vật cho các bạn học sinh trường THCS Nha Trang.
Giờ nghỉ trưa của các em trường THCS Nha Trang.
Giờ giải lao của các bạn sinh viên CLB Tôi yêu Bảo tàng và các em học sinh trường THCS Nha Trang.

Bên cạnh các hoạt động trải nghiệm, du khách, học sinh còn được tham  vào các chương trình trò chơi, trải nghiệm các hoạt động khác:

 
Thử đạp xe lôi, lấy tin bài, đi trinh sát, nắm tình hình…..

Trong hoạt động còn có các trò chơi dân gian như:  nhảy bao bố, đi cà kheo

 
Thi vẽ tranh theo chủ đề 70 năm công an nhân dân
Nặn tò he

 Đi cầu khỉ qua miệt vườn của các em học sinh trường THCS Đắc Sơn

  
Tát nước gầu dai của các em học sinh trường THCS Đắc Sơn – Phổ Yên

Học sinh trường THCS Đắc Sơn xem rối nước tại không gian trưng bày,

 Dàn nhạc Ngũ âm của Bảo tàng phục vụ khách tham quan và học sinh  trải nghiệm.

 
Các nghệ nhân dân tộc Dao ở  huyện Hoàng Su Phì – tỉnh Hà Giang  trình diễn múa cầu mùa, múa cấp sắc, múa cầu tự tại không gian văn hóa vùng cao, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sau 2 ngày lễ, Bảo tàng đã đón 19.000 lượt người tham quan, trải nghiệm các hoạt động văn hóa. Các em học sinh sau khi trải nghiệm đều có chung ý kiến:  Hoạt động vui, nhưng vất vả hơn những lần trước rất nhiều. Điều đó có nghĩa, thử sức làm công an và làm cán bộ văn hóa không dễ chút nào. Có vất vả mới chia sẻ với các chiến sỹ Công an và những chiến sỹ trên mặt trận văn hóa nhiều hơn, khi bối cảnh cuộc sống hội nhập hôm nay đang diễn ra nhiều điều phức tạp, bảo vệ chủ quyền, giữ cuộc sống bình yên, hòa nhập nhưng không hòa tan, các em có kỹ năng sống tốt hơn, vượt qua những cám dỗ của cuộc sống… Đó chính là thông điệp mà hoạt động gửi tới công chúng tham quan.

Chương trình trải nghiệm “70 năm hồi ức mùa thu lịch sử” sẽ còn kéo dài đến hết tháng 9.2015 hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào nhu cầu của học sinh và công chúng tham quan bảo tàng. Các nhóm muốn tham gia trải nghiệm toàn bộ chương trình trong một ngày, cần đăng ký trước 2 ngày, để hoạt động có hiệu quả cho mọi đối tượng tham quan.