Triển lãm tranh dệt nghệ thuật Nga “Xuân quê hương” Tại bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam – Thái Nguyên

Cùng với các hoạt động đón xuân giáp Ngọ của Bảo tàng VHCDTVN, Nhà sưu tập tranh phong cảnh và văn hóa Nga Nguyễn Thúy Bình đã phối hợp trưng bày phục vụ du khách tham quan bộ sưu tập tranh với chủ đề: “Xuân quê hương”, từ ngày 2/2/2014 đến tháng 5 năm 2014.  Bà Bình đã mang cả niềm đam mê về văn hóa, nghệ thuật Nga đến Việt Nam, lần đầu tiên giới thiệu tại Thái Nguyên.

Bà Nguyễn Thúy Bình là người con lớn lên trên mảnh đất Thái Nguyên giầu truyền thống. Tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, khoa tiếng Nga, Bà được phân công giảng dạy tiếng Nga tại trường THPT Lương Ngọc Quyến Thái Nguyên. Năm 1982 sseens 1985, hai lần bà được Nhà nước cử đi học tập và công tác tại Liên bang Nga. Năm 1987 đến năm 1993, với cương vị là Đội trưởng kiêm phiên dịch, bà dẫn 50 người con đất Thái nguyên đi sang thủ đô Riga – Latvia (Liên Xô cũ) lao động hợp tác Quốc tế. Được Bộ GD&ĐT điều động về phụ trách bộ môn tiếng Nga, Năm 2004, bà làm Trưởng đoàn đưa 07 học sinh VN đi dự thi Học sinh Giỏi Quốc tế tại Matxcơva với 6 Huy chương Vàng, 1 Bạc. Năm 2006 đến 2011 bà vinh dự được Bộ GD&ĐT biệt phái sang Bộ Ngoại giao để làm việc ở Đại sứ quán VN tại Matcơva, Phòng Công tác Lưu học sinh.

Trong thời gian học tập công tác tại Nga, với lòng yêu văn học Nga, tên tuổi các họa sỹ và các tác phẩm mỹ thuật Nga nổi tiếng từ thế kỷ 15 – thời phục hưng cho đến nay. Và rồi, đất nước, văn hóa và con người Nga đã mê hoặc Bà, đặc biệt là nghệ thuật tranh dệt Nga. Ước muốn được sưu tầm, được sở hữu những tác phẩm nghệ thuật vô giá, được thể hiện qua các loại sợi tự nhiên dệt nên những tấm thảm tranh kì diệu. Cộng thêm ham muốn được mang nền nghệ thuật đặc sắc này quảng bá với quê  hương Việt Nam đã thôi thúc Bà. Để rồi vượt qua rất nhiều khó khăn, những ngày lặn lội dưới trời đông tuyết giá lạnh nơi xứ bạn, lùng tìm sưu tập, chọn lọc những tác phẩm tranh dệt đặc sắc nhất. Với ý chí, niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng, mong muốn mang văn hóa Nga, nét đẹp nghệ thuật Nga giới thiệu về quê hương Việt Nam.

Nhân dịp chào xuân Giáp Ngọ 2014. Triển lãm tranh dệt nghệ thuật Nga với chủ đề “Xuân Quê Hương” tại Bảo tàng Văn Hóa các Dân Tộc Việt Nam là mong muốn, tâm tư của tác giả giới thiệu với  người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên một nét văn hóa đặc trưng của người Nga: “Tranh dệt nghệ thuật”.

          Tranh dệt từ thời cổ đại đã được đánh giá cao về kỹ thuật phức tạp của nghệ thuật này và sự thể hiện đặc biệt có ở tấm vải dệt. Trong thế kỷ qua các tấm thảm là một phần của nội thất sang trọng nhất trong ngôi nhà có chủ nhân hiện đại. Hình ảnh nổi, độ sáng và màu sắc tự nhiên, cảm giác tuyệt vời làm tranh dệt khác biệt với các loại tranh khác. Chúng không chỉ trang trí, mà và tạo nên sự sang trọng. Tranh dệt cho phép hình ảnh chất lượng cao về các đối tượng khác nhau: cảnh quan thiên nhiên, sắp xếp hoa, kiến trúc thành phố, thiên nhiên, các chủ đề và các biểu tượng tôn giáo. Ngày xưa tranh dệt có giá rất cao, vì nó được làm bằng tay. Để tạo ra thậm chí là một bức tranh nhỏ đã mất nhiều tháng và nhiều năm làm việc chăm chỉ, vì số lượng các dấu chấm màu, hoặc như hiện nay diễn tả, các điểm ảnh trên một đơn vị diện tích gấp nhiều lần so với những tấm thảm len dày. Do vậy tranh dệt chỉ là thú vui của giới nhà giàu. Công nghệ kỹ thuật số hiện đại phần lớn đã tự động hóa quá trình tạo ra tranh dệt. Hình ảnh số hóa được xử lý bởi các chương trình đặc biệt, có thể xác định chính xác màu sắc các chủ đề cơ bản và vị trí của chúng trong một bản vẽ phác thảo. Vì vậy, người ta có thể tạo ra một mô hình hầu như bất kỳ hình ảnh đầy màu sắc từ những bức tranh cổ điển và các biểu tượng nghệ thuật theo phong cách hiện đại.

Tranh dệt sản xuất trên các máy, đặc biệt được thiết kế bằng công nghệ kỹ thuật số, cho phép giảm nhiều thời gian sản xuất và chi phí, làm cho sản phẩm đẹp hơn, giá thành thấp hơn. Tuy nhiên, dù có được tự động hóa, thì việc tạo ra một bức tranh vẫn đòi hỏi một số lượng đáng kể các thao tác bằng thủ công của các bậc thợ chuyên môn cao. Đa số các bức tranh phải dùng tới 24 lượt chỉ màu tự nhiên và cấu trúc từng sợi chỉ dệt sao cho tranh tĩnh trở nên đằm thắm, sâu sắc, sống động và mỹ thuật. Bởi vậy, mỗi bức tranh dệt là độc nhất vô nhị, khác biệt khi những người khác nhau dệt trên cùng một khuôn mẫu.

Mời quý khách cùng thăm quan và thưởng thức.