Chương trình tham quan – Trải nghiệm “Lễ hội văn hóa Trà và văn hóa ASEAN” (Dành cho học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông)

1. Mục đích: – Nhằm mục đích đa dạng hóa hoạt động trưng bày, trình diễn và trải nghiệm tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. – Thu hút các em học sinh thuộc các khối trường Tiểu học, Trung học Cơ sở trong và ngoài địa bàn tỉnh Thái Nguyên. – Giúp các em tiếp cận văn hóa trà từ xưa đến nay, văn hóa nói chung và nghề thủ công nói riêng của các nước ASEAN. – Giúp các em tiếp cận bảo tàng bằng một phương pháp mới, cách nhìn mới.

2. Yêu cầu:

-Thực hiện đúng chương trình, kịch bản, kế hoạch đã được phê duyệt.

– Chương trình phải đảm bảo tính động, tính văn hóa, đảm bảo truyền tải thông tin cần thiết.

-Tạo sân chơi an toàn, nâng cao tri thức cho các cháu qua các hoạt động tại Bảo tàng

– Cung cấp cho các em vốn hiểu biết về văn hóa trà, văn hóa các nước ASEAN thông qua góc trưng bày ASEAN, các hoạt động trình diễn trải nghiệm nghề thủ công truyền thống của các nước ASEAN và của Việt Nam tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

– Thời lượng hoạt động: 01 ngày với nhiều nội dung hoạt động: tìm hiểu, khám phá trải nghiệm như tìm hiểu góc ASEAN, con đường Trà xưa và nay, các hoạt động vui chơi, vận động, em làm nhà báo/phóng viên. Cuối ngày (cuối hoạt động, sẽ có đánh giá, biểu dương và tặng phần thưởng của Bảo tàng cho các nhóm, lớp, trường đạt thành tích.

3. Thời gian: Từ ngày 25/11 đến trưa ngày 28/11/2015.

4. Các hoạt động chính dự kiến thực hiện:

* Tham quan, khám phá bao gồm;

–  Hệ thống trưng bày trong nhà (05 phòng Trưng bày, góc ASEAN).

– Hệ thống trưng bày Ngoài trời (Khu vực trải nghiệm Con đường Chè: Cổng phụ, Đồi Chánh sứ, nhà Mông, nhà Tày, nhà Nùng, tuyến đường nối xuống nhà Việt, Xưởng gốm Chăm, Lăng Ngư Ông, tuyến đường nối sang nhà Rông, khu vực nhà Rông, chùa Khơme và khu miệt vườn Nam Bộ)

* Trải nghiệm:

+  Các em học sinh tham gia cùng với các nhóm trải nghiệm (12 địa điểm trên), được mặc trang phục dân tộc cùng với các cán bộ bảo tàng làm các công đoạn chế biến chè (từ chế biến sơ khai cho đến các dây chuyền chế biến chè hiện đại), cách pha chè qua từng thời kỳ, phân biệt chè, cách pha từng loại chè, được thưởng thức sản phẩm mình làm ra.

+ Được các nghệ nhân ASEAN (Thái Lan, Indonexia, Malayxia, Bruney) và các nghệ nhân Nhật Bản hướng dẫn cách pha chè, thưởng thức chè; hướng dẫn cách làm một số hoa văn truyền thống của đất nước mình.

+ Được các nghệ nhân dân tộc Mông hướng dẫn cách làm vải lanh, nghệ nhân làng Chuông (Hà Nội) hướng dẫn cách làm nón, nghệ nhân dân tộc Dao hướng dẫn cách in hoa văn sáp ong và làm giấy dó.

+ Được tham gia chương trình trải nghiệm khác: In tranh Đông Hồ, nấu cơm bằng bếp Hoàng Cầm, tự làm đồ gốm (bát, bình, lọ…), xách nước qua cầu khỉ, nấu cơm niêu …

+ Các hoạt động vui chơi:  Kéo co, nhẩy bao bố, nhảy dây, đi gáo dừa, nhảy sạp.

               Trên đây là nội dung  các hoạt động chính dành cho các em học sinh thuộc khối Tiểu học và Trung học cơ sở. Các trường, các lớp và các bậc phụ huynh có thể lựa chọn một hoặc nhiều hoạt động, thời gian có thể gói gọn là 1 ngày (Bảo tàng đề xuất) hoặc kéo dài cả đợt hoạt động.Sau khi đã trao đổi thống nhất về nội dung giữa 02 bên. Bảo tàng sẽ lên chương trình, kịch bản cụ thể.

5. Nhân lực thực hiện:

– Chỉ đạo: Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

– Tổ chức thực hiện chính: Phòng Bảo tàng Ngoài trời, phòng Trưng bày Tuyên truyền, đại diện trường (lớp, nhóm) có học sinh tham gia

– Phụ trách chung, công tác hướng dẫn trải nghiệm trong nhà: Trưởng phòng Trưng bày Tuyên truyền

– Phụ trách chung, công tác hướng dẫn trải nghiệm khu trưng bày Ngoài trời: Trưởng phòng Bảo tàng Ngoài trời

– Nhân lực hỗ trợ các em tham gia trải nghiệm: Trực tiếp các cán bộ thuộc các phòng ban của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, 200 sinh viên tình nguyện của các CLB trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

6. Bảo tàng có thể đáp ứng cho các nhà trường:

– Trang phục các dân tộc cho các em học sinh

– Các vật dụng dùng trong trải nghiệm (chế biến chè, chế tạo vải, làm nón, làm đồ gốm….)

– Các vật dụng trong trò chơi dân gian.

– Máy ảnh.

7. Kinh phí dự kiến bao gồm:

– Vé tham quan                                      : miễn phí

– Tiền ăn và vật tư trải nghiệm: Tùy theo nhu cầu của mỗi trường

8. Những điều nhà trường, các bậc phụ huynh cần lưu ý:

– Liên hệ với Bảo tàng trước 24h để bố trí nhân lực đón tiếp và trải nghiệm.

– Chủ động phương tiện đưa/đón các em

– Cho các em mang đồ gọn nhẹ, không đưa tiền cho các em cầm.

– Bảo tàng chỉ tiếp nhận và trả các em tại cổng chính của Bảo tàng.

– Các em được bố trí ăn và nghỉ trưa tại các phòng trưng bày (có đủ không gian, điều hòa và quạt cho các em)

– Số điện thoại liên hệ: Chị Ma Thị Chung (phòng Trưng bày Tuyên truyền, ĐT: 0975.027436)

Anh Trần Văn Ái (phòng Bảo tàng Ngoài trời, ĐT: 0913.349658)

Anh Vũ Ngọc Toán (Trung tâm dịch vụ Bảo tàng, ĐT 0912.501424)

9. Kịch bản hoạt động chi tiết (cho tour 1 ngày, từ 7h đến 16h30)

Stt Thời gian Nội dung Địa điểm Cách thực hiện Ghi chú
  7h00’ Đón học sinh Tại cổng chính Bộ phận đón tiếp tiếp nhận các em  
  7h00-7h10 Chia nhóm Tại cổng chính Chia các em thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm không quá 10 em. Cử nhóm trưởng và thư ký của nhóm Mỗi nhóm sẽ có 1 cán bộ bảo tàng tiếp nhận và hướng dẫn các nội dung phía sau
  7h10-7h25 Phổ biến chương trình, nội quy bảo tàng. Tại cổng chính Cán bộ Bảo tàng sẽ hướng dẫn nội quy của Bảo tàng, phát cho đoàn (theo nhóm), mỗi nhóm gồm: Sơ đồ mặt bằng Bảo tàng, các điểm trải nghiệm, chỉ dẫn các nhà vệ sinh của Bảo tàng. Đồ cá nhân của các em sẽ được cất trong tủ đồ của phòng bảo vệ. Chìa khóa sẽ do đại diện lớp, nhà trường giữ
  7h25-7h30 Di chuyển về các khu vực trải nghiệm Các địa điểm trải nghiệm Cán bộ hướng dẫn đưa các em về khu vực trải nghiệm của mình.

 

 
  7h30-8h30 Thực hiện trải nghiệm tại trại chính của nhóm Các địa điẻm trải nghiệm Căn cứ vào nội dung, kịch bản của từng khu vực trải nghiệm, các em được tham gia hoạt động cùng làm, cùng trải nghiệm tại nhóm của mình. Mỗi một nhóm sẽ được thực hiện tại một địa điểm trải nghiệm, đây là điểm chính của nhóm, Sau khi trải nghiệm xong nhóm của mình, các em sẽ đi lần lượt xoay vòng giữa các điểm trải nghiệm cho đến hết
  8h30-11h00 Trải nghiệm tại các nhóm khác Các địa điểm trải nghiệm Các em theo từng nhóm được cán bộ đi cùng dẫn tới các nhóm trải nghiệm liền kề, trực tiếp tham gia hoạt động, trải nghiệm tại khu vực đó Các cán bộ thuộc khu vực mới sẽ tiếp nhận các em, thuyết minh giới thiệu và tổ chức cho các em tham gia hoạt động và trải nghiệm
  11h00-12h00 Ăn cơm   Bảo tàng tổ chức cho các em sinh hoạt, ăn cơm tại địa điểm trải nghiệm của nhóm mình  
  12h00-13h30 Nghỉ trưa Tại các phòng trưng bày   Có điều hòa và quạt cho các em
  13h30-15h30 Tiếp tục đi trải nghiệm các nhóm còn lại Các địa điẻm trải nghiệm Các em theo từng nhóm được cán bộ đi cùng dẫn tới các nhóm trải nghiệm liền kề, trực tiếp tham gia hoạt động, trải nghiệm tại khu vực đó Các cán bộ thuộc khu vực mới sẽ tiếp nhận các em, thuyết minh giới thiệu và tổ chức cho các em tham gia hoạt động và trải nghiệm
  15h30-16h20 Nhận xét, đánh giá, các em phát biểu cảm nghĩ Tập trung về trại của mình Các em phát biểu cảm tưởng, nhận xét và những thu hoạch của mình của 1 ngày tham gia các hoạt động tại Bảo tàng

Cán bộ bảo tàng, người phụ trách nhóm của trường (lớp, nhóm) nhận xét đánh giá, trao phần thưởng cho các bạn xuất sắc

 
  16h20-16h30 Tập trung tại cổng chính, chia tay các em. Khu vực cổng chính Thuyết minh hướng dẫn các em lấy đồ kiểm tra tư trang và bàn giao học sinh cho các thầy cô giáo.  
Nội dung trải nghiệm tại các địa điểm
1 NHÓM 1: CON ĐƯỜNG TRÀ HUYỀN THOẠI    
  * Thể hiện không gian trưng bày:

– Hang đá.

– Rào nứa chiều dài khoảng 8-9m, treo đồ đan, trang phục lá cây.

– Quanh gốc bằng lăng: làm những ống nứa có tay/mấu múc treo lên cây.

Địa điểm: Từ trước cửa PiPi đến khu vực gốc nhãn Đoàn Huế + Ngọc Mai + Đỗ Mạnh Cường + 10 SV
  * Nội dung:

– Chuẩn bị.

– Đón khách

– Giới thiệu nội dung trưng bày và không gian thể hiện con đường trà xưa

– Mặc trang phục áo lá, áo vỏ cây.

– Sao chè trên đá nung, sau đó vo viên bỏ vào ống nứa.

– Đun nước bằng nồi vỏ cây cho nóng. Sau đó thả chè vào ống nứa, dùng nước nóng để pha chè. Uống chè bằng ống nứa.

– Uống trà trên tảng đá.

– Thi pha trà ngon

   
2 NHÓM 2- CON ĐƯỜNG TRÀ XƯA  
  * Thể hiện không gian trưng bày:

Vại nước không bóng, vách nứa trát đất trộn rơm, gác bếp, áo tơi, thạ đựng chè, ống nứa đựng chè, quạt mo cau, lá chè, lá vối, lá cọ, bếp ông đồ rau, trên đặt 1 niêu đất, Ấm đất để pha trà, chạn bát (bát con+bát yêu). Chõng tre xung quanh bày ghế gỗ nhỏ. Chum nước đặt phía cuối tiếp nối với đường trà thời ấy

Địa diểm: Gốc nhãn cổng phía Tây Bảo tàng Dương Viết Bình + Nguyễn Thị Bích Vy + 6 SV
* Nội dung:

– Chuẩn bị.

– Đón khách

– Giới thiệu nội dung trưng bày và không gian thể hiện con đường trà xưa

– Giới thiệu cách làm áo tơi

– Giới thiệu các quy trình làm chè

– Hướng dẫn trải nghiệm làm áo tơi bằng lá cọ

– Hướng dẫn trải nghiệm sao chè bằng nồi đất.

– Hướng dẫn pha trà bằng ấm đất

– Thưởng trà bằng ống nứa, gáo dừa, bát con, bát yêu

– Thi pha trà ngon

 
3 Nhóm 3: ĐƯỜNG TRÀ THỜI ẤY VÀ KHÔNG GIAN TRÀ SHAN TUYẾT VÙNG NÚI CAO
  * Thể hiện không gian trưng bày:

Đường trà thời ấy: Bếp sao chè, bếp đất (ông đầu rau), chum, bộ bàn ghế gỗ : Trưng bày ảnh về trà và tái hiện không gian chợ vùng cao.

Địa điểm: Khu vực chân đồi Chánh Sứ, đồi Chánh Sứ Lưu Ly, Vương Thoa + 10 SV CLB
  * Nội dung:

– Chuẩn bị.

– Đón khách.

– Giới thiệu nội dung trưng bày và nội dung hoạt động của không gian thể hiện Đường trà thời ấy vàKhông gian trà Shan tuyết vùng núi cao. Văn hóa uống trà người Việt xưa cũng như của các đồng bào dân tộc vùng núi cao.

– Mặc trang phục dân tộc.

– Hướng dẫn trải nghiệm sao chè bằng chảo gang.

– Đun trà bằng ấm đất, nồi gang.

– Trải nghiệm pha trà bằng ấm tích.

– Thưởng thức uống trà bằng chén vại, bát yêu, ăn khoai lang luộc.

– Trải nghiệm bày chợ vùng cao và bán các sản phẩm thổ cẩm.

– Tham quan trưng bày ảnh về trà Việt

 
4 NHÓM 4: CHỢ VÙNG CAO    
  Thể hiện không gian trưng bày:

Tái hiện phiên chợ vùng cao tại khu vực trên đồi chánh sứ: Gùi dân tộc Mông, sào phơi quần áo, mẹt, nia, Bàn ghế, Bếp, Chảo gang nấu thắng cố, Chõ đồ mèn mén

Khu vực đối Chánh sứ Trần Hiền + Trần Hường
  * Nội dung:

– Chuẩn bị.

– Đón khách.

– Mặc trang phục dân tộc Mông, Dao.

– Giới thiệu nội dung trưng bày và không gian thể hiện chợ vùng cao.

– Trải nghiệm đeo gùi mông từ chân đồi chánh sứ

– Trải nghiệm in hoa văn sáp ong trên đồi chánh sứ.

– Trải nghiệm làm mèn mén

– Thưởng thức món ăn thắng cố, mèn mén

– Trải nghiệm thổi khèn Mông và tham quan chợ vùng cao với rất nhiều sản phẩm được bày bán.

   
5 NHÓM 5: TRÌNH DIỄN ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA, THĂM NHÀ MÔNG  
  Thể hiện không gian trưng bày: Dựng cây Nêu tại khu nhà Mông ( Lễ hội Gầu Tào) & Treo cờ tam giác ngũ sắc. Khu vực nhà dân tộc Mông Lê Xuân Hiếu
  * Nội dung:

– Chuẩn bị.

– Đón khách.

– Thổi khèn, múa ô

– Xay ngô bằng cối đá

– Trò chơi dân gian của người Mông: Tổ chức đánh Pao

– Trải nghiệm: Dắt ngựa, cưỡi ngựa mặc quần áo dân tộc Mông chụp ảnh.

– Trải nghiệm văn hóa ẩm thực: Đồ mèn mén; nấu rượu; nấu canh cải mèo; nấu lòng tim gan cổ hũ lợn; pha trà tuyết; trưng bày các sản vật của đồng bào

   
6 NHÓM 6. TRẢI NGHIỆM TẠI NHÀ NÙNG    
  Thể hiện không gian trưng bày: Nghề rèn của người Nùng An Trưng bày các đồ dùng mây tre đan của dân tộc vùng Thung lũng: thúng, dần, sàng, đó bắt cá… Khu vực nhà dân tộc Nùng Lục Thu Trang + Phạm Thu Hường
  * Nội dung:

– Chuẩn bị.

– Đón khách.

– Mặc trang phục nhóm Tày – Thái (cho nhóm học sinh)

– Giới thiệu nội dung trưng bày không gian vùng thung lũng

– Giới thiệu một số nghề thủ công truyền thống của đồng bào:

+ Đan lát

+ Nghề rèn của người Nùng An

– Giới thiệu văn hóa ẩm thực của đồng bào vùng Thung lũng

– Trải nghiệm pha chè của cư dân vùng Thung lũng

– Các trò chơi dân gian: Đánh yến, đánh quay, cù…

– Giới thiệu, bày bán các sản vật địa phương: bánh do, bánh khoai, măng khô, nấm hương, miến, giảo cổ lam, cây lá gan…

   
7 NHÓM 7. TRÌNH DIỄN VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI    
  Thể hiện không gian trưng bày: Hệ thống cối giã, cối xay thóc, Cây hoa lễ hội, Cồng chiêng của dân tộc Thái, Tăng bu. Trên nhà: trang trí bàn thờ, dụng cụ làm giấy Khu vực nhà sàn dân tộc Tày Vi Văn Biên Phạm NgaTô Hoàn + Đoàn nghệ nhân dân tộc Tày, huyện Định Hóa, nghệ nhân dân tộc Dao, huyện Hoàng Su Phì
  * Nội dung:

– Chuẩn bị.

– Đón khách.

– Mặc trang phục (cho nhóm học sinh của trại)

– Hoạt động xay thóc, giã gạo:

+ Xay thóc, giới thiệu quy trình chế biến thóc gạo của các dân tộc Kinh, Tày, Thái, Ê Đê, Ba Na…

+ Những câu chuyện gắn việc rèn luyện gian khổ, vượt khó (Thơ Hồ Chủ Tịch, bài “Giã gạo”. Gạo đem vào giã bao đau đớn…). Gắn với người phụ nữ qua các thời kỳ nhất là thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

– + Hướng dẫn khách tham quan thực hành trải nghiệm xay thóc giã gạo.

– – Trích đoạn lễ Hội Xăng Khan dân tộc Thái:

– + Cồng chiêng, Tăng bu đón khách

– + Thực hành, gới thiệu lễ buộc chỉ cổ tay dân tộc Thái Việt Nam, cầu phúc cầu may.

– – Nhẩy sạp, múa xòe dân tộc Thái

– – Hát then, đàn tính, hát sli, lượn dân tộc Tày, Nùng:

+ Hát then, đàn tính, hát sli, lượn dân tộc Tày, Nùng do các nghệ nhân dân tộc Tày, Nùng huyện Định Hóa thực hiện.

– + Tổ chức một số nghi lễ gắn với nàng Then, gắn với phong tục tập quán dân tộc Tày.

– + Mời trà, thưởng trà trên nhà sàn Tày

– – Làm giấy bản dân tộc Dao huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang:

– + Giới thiệu quy trình làm giấy bản

– + Tổ chức trải nghiệm, học nghề làm giấy

   
8 NHÓM 8. KHU VỰC ĐƯỜNG TỪ TRƯỚC CỬA NHÀ SÀN TÀY XUỐNG NHÀ VIỆT    
  Thể hiện không gian trưng bày: chõng tre dọc đường đi chuyên bán các loại nước lá, nước trà, thạch xanh…Giá gỗ để nồi quân dụng Dọc tuyến đường xuống nhà Việt Nguyễn Thùy Linh, Lê Đăng Huy
  * Nội dung:

– Chuẩn bị.

– Đón khách:

– Mặc trang phục bộ đội, thanh niên xung phong (cho các học sinh thuộc nhóm 8)

– Trải nghiệm thời chiến: gánh dậu, đẩy xe thồ, kéo pháo, sử dụng hào, hầm chữ A.

– Trải nghiệm đun nấu bằng bếp Hoàng Cầm.

– Trải nghiệm nấu nước chè xanh, nước nhân trần

– Trải nghiệm sinh hoạt lán trại dân công đường Trường Sơn.

   
9 NHÓM 9. THI KÉO VÓ    
  Thể hiện không gian trưng bày: Vó tôm, tôm-cá, giỏ cá Khu vực nhà Việt Nguyễn Sinh Thiện, Thanh
  * Nội dung:

– Chuẩn bị.

– Đón khách:

– Mặc trang phục truyền thống dân tộc Kinh (cho các học sinh trong nhóm 9), có tiếng trống làng

– Giới thiệu nội dung và không gian thể hiện trải nghiệm:

– Tổ chức thi kéo vó tôm

– Mỗi nhóm 10 phút, ai kéo được cá, sẽ được mang cá về, thưởng bimbim

   
10 Nhóm 10. TRÀ VÀ BIỂN    
  Thể hiện không gian trưng bày: Ô che, ghế tựa, thuyền thúng, bộ pha trà vùng biển Khu vực nhà Việt Châm Nhật Tân
  * Nội dung:

– Chuẩn bị.

– Đón khách:

– Mặc trang phục truyền thống dân tộc Kinh (cho các học sinh trong nhóm 10)

– Giới thiệu nội dung và không gian thể hiện trải nghiệm/

– Trải nghiệm hát, hò của cư dân vùng biển

– Giới thiệu cách pha trà và loại trà của cư dân vùng biển.

– Trải nghiệm đi thuyền thúng

   
11 Nhóm 11. LÀM GỐM    
  Thể hiện không gian trưng bày: Xưởng gốm Chăm, bàn xoay, con đất, vòng nạo. Các vật dụng dùng trong trò chơi dân gian Khu vực xưởng gốm Chăm, dọc tuyến đường trước cửa Lăng Ngư ông Diệp Văn Tuấn
  * Nội dung:

– Chuẩn bị.

– Đón khách:

– Mặc trang phục truyền thống dân tộc Kinh (cho các học sinh trong nhóm 11)

– Giới thiệu nghề làm gốm thủ công truyền thống của dân tộc Chăm, gốm Bát Tràng.

– Trải nghiệm quy trình sản xuất, cách làm gốm của người Chăm và gốm Bát Tràng

– Trải nghiệm các trò chơi dân gian

   
12 NHÓM 12. THI THỔI CƠM NIÊU    
  Thể hiện không gian trưng bày: Quang gánh, niêu đất, lá chuối, lá dong… Tuyến đường từ Lăng Ngư ông sang nhà Rông Dương Thanh Nga, Hoàng Thị Thu
  * Nội dung:

– Chuẩn bị.

– Đón khách:

– Mặc trang phục truyền thống dân tộc Kinh (cho các học sinh trong nhóm 12)

– Trải nghiệm nấu cơm niêu: vo gạo, đun củi, canh lửa, canh cơm chín…

– Cách nắm cơm

– Thưởng thức cơm nắm chấm muối vừng.

   
13 NHÓM 13. VÙNG TRƯỜNG SƠN TÂY NGUYÊN    
  Thể hiện không gian trưng bày: Cối giã gạo chày tay, sàng gạo, dần Khu vực nhà Rông Ba Na Phạm Duy Thanh
  * Nội dung:

– Chuẩn bị.

– Đón khách:

– Mặc trang phục truyền thống các dân tộc vùng Trường Sơn Tây Nguyên (cho các học sinh trong nhóm 13).

– Giới thiệu đặc trưng văn hóa vùng Trường Sơn- Tây Nguyên

– Trải nghiệm giã gạo chày tay

– Cách sàng xảy bằng vật dụng của cư dân Trường Sơn Tây Nguyên.

– Giới thiệu và trải nghiệm một số đồ đan của cư dân Trường Sơn Tây Nguyên.

– Một số trò chơi dân gian vùng Trường Sơn Tây Nguyên.

– Thi kể tên các dân tộc sinh sống ở vùng Trường Sơn Tây Nguyên

– Thưởng thức một số loại trà vùng Trường Sơn Tây Nguyên.

   
14 NHÓM 14. VĂN HÓA NAM BỘ    
  Thể hiện không gian trưng bày: Chõng tre, bán hoa quả đặc trưng Nam Bộ, gầu giai, hệ thống cầu khỉ Khu vực chùa Khơ Me và miệt vườn Nam Bộ Ma Quốc Tám
  * Nội dung:

– Chuẩn bị.

– Đón khách:

– Mặc trang phục bà ba (cho các học sinh trong nhóm 14).

– Giới thiệu đặc trưng văn hóa vùng Nam Bộ

– Trải nghiệm chợ hoa quả Nam Bộ

– Trải nghiệm trò chơi dân gian: xách nước qua cầu khỉ, tát nước bằng gầu giai.

   
15 NHÓM 15. TRẢI NGHIỆM TẠI KHÔNG GIAN QUỐC TẾ    
15.1 Thể hiện không gian trưng bày: TRÀ ĐẠO VÀ VĂN HÓA NHẬT BẢN Cổng chính bảo tàng Nguyễn Cảnh Phương
  * Nội dung:

– Chuẩn bị: Khách ngồi nghỉ ở phòng chờ

– Đón khách: Khách đi qua gian chờ bằng sỏi, đá để tẩy trần, thanh tịnh và rèn luyện thể chất, bỏ nón mũ, kể cả các Sumorai cũng phải gác kiếm bên ngoài

– Mặc trang phục Nhật Bản (cho các học sinh trong nhóm 15).

– Mỗi lượt chỉ có 4 em được chọn uống trà Nhật (một ngày có khỏang 10 lượt). Mỗi lượt có 50 em được xem biểu diễn và uống trà Nhật

– Tìm hiểu thông điệp: Tôi với bạn có thể chỉ gặp nhau một làn duy nhất trong đời, vì vậy tôi pha trà, mời trà bằng cả tấm lòng.

 

   
15.2 Thể hiện không gian trưng bày: TRÀ VÀ THỦ CÔNG THÁI LAND

* Nội dung:

– Chuẩn bị: ghế ngồi

– Đón khách: Phổ biến quy trình đan, dệt

– Thực hành trải nghiệm đan lát mỹ nghệ (cho các học sinh trong nhóm 15).

– Mỗi lượt chỉ có 5 em thực hành (một ngày có khoảngng 10 lượt). Xem biểu diễn và uống trà Thái Land

– Tìm hiểu thông điệp: Về văn hóa trà, thủ công Thái Land.

 

SÂN SẢNH A, PHÒNG ĐÓN KHÁCH BẢO TÀNG bảo tàng, Nguyễn Cảnh Phương
15.3 Thể hiện không gian trưng bày: TRÀ VÀ THỦ CÔNG Ma Lay Sia

* Nội dung:

– Chuẩn bị: ghế ngồi

– Đón khách: Phổ biến quy trình in batiK

– Thực hành trải nghiệm in vải ba tíc (cho các học sinh trong nhóm 15).

– Mỗi lượt chỉ có 5 -10 em thực hành (một ngày có khoảng 10 lượt). Xem biểu diễn và uống trà Ma laysia

– Tìm hiểu thông điệp: Về văn hóa trà, thủ công Ma- Lay -Sia.

 

SÂN SẢNH A, PHÒNG ĐÓN KHÁCH BẢO TÀNG bảo tàng, Nguyễn Cảnh Phương
15.4 Thể hiện không gian trưng bày: TRÀ VÀ THỦ CÔNG Brunei

* Nội dung:

– Chuẩn bị: ghế ngồi

– Đón khách: Phổ biến quy trình in batiK

– Thực hành trải nghiệm in vải ba tíc (cho các học sinh ).

– Mỗi lượt chỉ có 5 -10 em thực hành (một ngày có khoảng 10 lượt). Xem biểu diễn và uống trà Brunei

– Tìm hiểu thông điệp: Về văn hóa trà, thủ công Brunei.

 

SÂN SẢNH A, PHÒNG ĐÓN KHÁCH BẢO TÀNG bảo tàng, Nguyễn Cảnh Phương
15.5 Thể hiện không gian trưng bày: TRÀ VÀ THỦ CÔNG Indonesia

* Nội dung:

– Chuẩn bị: ghế ngồi

– Đón khách: Phổ biến quy trìnhdệt, in batiK

– Thực hành trải nghiệm in vải ba tíK (cho các học sinh ).

– Mỗi lượt chỉ có 5 -10 em thực hành (một ngày có khoảng 10 lượt). – – Thực hành trải nghiệm nhuộm vải ba tíK (cho các học sinh ) Mỗi em mang một mảnh vải phin, một số dây nịt để nhuộm vải.

– Xem biểu diễn và tham quan một số sản phẩm trà của Indonesia

– Tìm hiểu thông điệp: Về văn hóa trà, thủ công Indonesia

SÂN SẢNH A, PHÒNG ĐÓN KHÁCH BẢO TÀNG bảo tàng, Nguyễn Cảnh Phương
15.6 Thể hiện không gian trưng bày: TRÀ VÀ THỦ CÔNG Philipine

* Nội dung:

– Chuẩn bị: ghế ngồi

– Đón khách: Phổ biến quy trình nhuộm, in batiK

– Thực hành trải nghiệm in vải ba tíc (cho các học sinh ).

– Mỗi lượt chỉ có 5 -10 em thực hành (một ngày có khoảng 10 lượt). Xem biểu diễn và uống trà Philipine

– Tìm hiểu thông điệp: Về văn hóa trà, thủ công Philipin

SÂN SẢNH A, PHÒNG ĐÓN KHÁCH BẢO TÀNG bảo tàng, Nguyễn Cảnh Phương
15.7 Thể hiện không gian trưng bày: THỦ CÔNG làm giấy dó của dân tộc Dao

* Nội dung:

– Chuẩn bị: Vật liệu gồm nhựa cây mò, rơm, vỏ cây

– Đón khách: Phổ biến quy trình làm giấy dó, in tranh

– Thực hành trải nghiệm giã rơm, giang thành bột giấy, lọc giấy, seo giấy, phơi giấy (cho các học sinh ), cắt giấy, in tranh dân gian

– Mỗi lượt chỉ có 5 -10 em thực hành (một ngày có khoảng 10 lượt). – Tìm hiểu thông điệp: Về nghề thủ công làm giấy của người Dao

SÂN SẢNH A, PHÒNG ĐÓN KHÁCH BẢO TÀNG bảo tàng, Phương Tây, Út Nga
16 Tham quan tìm hiểu: Văn hóa của Hiệp hội các quốc gia ASEAN

* Nội dung:

– Chuẩn bị: Thời gian tham quan

– Đón khách: Giới thiệu văn hóa các quốc gia

– Thực hành trải nghiệm Mặc trang phục các dân tộc ASEAN

– Thực hành thêu tranh, vẽ tranh về ASEAN

– Tìm hiểu thông điệp: Về nghề thủ công dệt, thêu của Việt Nam, ASEAN

Giải mã các thông điệp liên quan đến ASEAN

SẢNH A

 

Ngọc Ánh
17 Tại khôn gian có ẩm thực Trà ASEAN    
  Các em có thể mua, thưởng thức các món ăn chế biến từ trà    
18 Trải nghiệm cả ngày, ăn cơm trưa tại bảo tàng    
  Mức giá ăn do các phụ huynh đặt định, khoảng 30.000đ/xuất