Hội thảo quốc tế về nghề dệt truyền thống các nước Đông Nam Á lần thứ 4: “Truyền thống, đổi mới, kết nối: Sự sáng tạo cho nghề dệt truyền thống của các nước Đông Nam Á”

Được sự đồng ý của Hiệp hội nghề dệt truyền thống Đông Nam Á (ASEAN TTAC), Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam vinh dự là đơn vị tổ chức hội thảo quốc tế về nghề dệt truyền thống lần thứ 4 (The 4th ASEAN Traditional Textile Symposium) vào tháng 3 năm 2013. Hội thảo có chủ đề “Truyền thống, đổi mới, kết nối: Sự sáng tạo cho nghề dệt truyền thống của các nước Đông Nam Á” nhằm nâng cao ý thức về các giá trị truyền thống được chia sẻ và kết  nối 10 nước thành viên ASEAN trong việc gìn giữ và phát huy nghề dệt truyền thống trong khu vực.

Thành phần tham gia Hội thảo:

Hội thảo sẽ có sự tham dự của các Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các công ty dệt, thêu; các làng nghề dệt thêu truyền thống của các dân tộc: Kinh, Tày, Thái, Hmông, Dao, Mường, Pà Thẻn, Chăm; đại diện các tổ chức về nghề thêu dệt từ 10 nước ASEAN, đại diện Cộng đồng nghệ thuật dệt truyền thống (ASEAN TTAC); các đơn vị bảo tàng trong nước và quốc tế quan tâm đến việc bảo tồn và thúc đẩy nghề dệt truyền thống cùng các nước đối thoại của khu vực như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Ôxtrâylia…Đây là những hoạt động bổ ích thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong nghề dệt truyền thống các dân tộc.

Mục tiêu Hội thảo:

Mục tiêu chung của Hội thảo là giới thiệu những đổi mới trong nghề dệt truyền thống, góp phần bảo vệ và bảo tồn nghệ thuật dệt truyền thống ở khu vực Đông Nam Á.

Mục tiêu cụ thể:

1. Tăng cường khối ASEAN- TTAC trong việc đẩy mạnh nỗ lực phát huy và bảo tồn nghề dệt truyền thống cũng như mở rộng phạm vi hoạt động của khối.

2. Phát huy các kỹ thuật dệt để thúc đẩy sự sáng tạo mới trong nghề dệt truyền thống.

3. Đẩy mạnh công suất của ngành dệt để vào thị trường lớn hơn.

Nội dung Hội thảo: Hội thảo tập trung 5 chủ đề chính:

1. Hội thảo khoa học, với 2 chủ đề: “Từ làng nghề truyền thống đến công nghiệp nhẹ” và: “Bảo tồn, phát huy đồ dệt thêu trong Bảo tàng”.

2. Triển lãm các sản phẩm dệt, thêu, nhuộm truyền thống đến đương đại.

3. Trình diễn làng nghề và văn hóa làng nghề, gồm: dệt vải, thêu, in hoa văn… của các dân tộc Việt Nam.

4. Gala thời trang: trình diễn trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam cùng thời trang của các nhà thiết kế nổi tiếng của Việt Nam và của các nước trong khu vực ASEAN.

5. Hội chợ trưng bày các sản phẩm nghề dệt may của các nước ASEAN

Lịch trình Hội thảo: Hội thảo diễn ra trong 4 ngày:

* Ngày thứ nhất (15/3/2013):
Đón đại biểu tại sân bay, đưa về khách sạn tại Hà Nội (theo lịch hành trình của các đoàn).
18:00 – 20:00: Tiệc chào mừng.
Chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

* Ngày thứ hai (16/3/2013):
08:00 – 09:00: Tham quan Bảo tàng Dân tộc học.

09:00 – 12:00: Tham quan làng lụa Vạn Phúc.

12:00 – 13:30: Ăn trưa tại Hà Nội.

13:30 – 16:30: Đại biểu rời Hà Nội đi Thái Nguyên.

16:30: Nhận phòng khách sạn.

18:00 – 19:00: Ăn tối.

19:30 – 21:00: Khai mạc các hoạt động Hội thảo

21:00 – 22:00: Gala thời trang quốc tế, chương trình biểu diễn rối nước và các hoạt động tại bảo tàng.

* Ngày thứ ba (17/3/2013):

07:30 – 08:00: Biểu diễn nghệ thuật dân tộc.

08:00 – 11:30: Hội thảo “Từ làng nghề truyền thống đến công nghiệp nhẹ”.

12:00 – 13:00: Ăn trưa.

13:30 – 17:00: Hội thảo “Bảo tồn, phát huy đồ dệt, thêu trong Bảo tàng”.

17:00 – 18:00: Tổng kết rút kinh nghiệm với trưởng đoàn các nước thành viên.

18:00 – 19:30: Ăn tối.

20:00 – 23:00: Bế mạc Hội thảo:

Gala thời trang truyền thống – hiện đại và các tiết mục văn nghệ đặc sắc.

Giao lưu biểu diễn Cồng chiêng, nhảy sạp, dự lễ lẩu then tại nhà sàn Tày, xem trình diễn nghề dệt, thêu các dân tộc Việt Nam. Tham quan Hội chợ, thưởng thức Trà Thái Nguyên.

* Ngày thứ tư (18/3/2013):

7:30 – 11: 30: Tham quan Hồ Núi Cốc, tham quan làng chè Tân Cương, nhà máy chè Hoàng Bình, đi chợ, siêu thị…

12:00 – 13:00: Ăn trưa.

14:00: Đưa đại biểu quốc tế về nước.

 

* Lưu ý: Chương trình có thể có những thay đổi, sẽ thông báo tới quý vị sau.