Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam tổ chức cuộc khảo sát, nghiên cứu Văn hoá sông nước

Để chuẩn bị triển khai xây dựng đề cương chi tiết nghiên cứu, sưu tầm văn hoá sông nước, nằm trong khuôn khổ Dự án “Mở rộng trưng bày và các hoạt động văn hoá sông nước ra phía bờ sông Cầu và Công viên Sông Cầu”, từ ngày 23/4/2013 đến ngày 5/7/2013, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã tiến hành các cuộc nghiên cứu, khảo sát tại các địa phương: Cao Bằng, Thái Bình, Hưng Yên và Hải Phòng. Các cuộc khảo sát tập trung nghiên cứu đặc điểm địa lý, thuỷ văn của mỗi vùng; đặc đi
 

Tại Cao Bằng, đoàn nghiên cứu, quy phim, chụp ảnh tư liệu, phỏng vấn ghi chép về đặc điểm dân cứ, văn hoá và những sinh hoạt văn hoá và đời sống kinh tế liên quan đến sông nước (trồng trọt, đánh bắt cá, thuỷ lợi…tại xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh.

Tại Thái Bình, đoàn đã nghiên cứu Hệ thống ao hồ, sông ngòi, biển, hệ sinh thái cửa sông ven biển huyện Tiền Hải và Thái Thụy; khai thác tư liệu, quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn và ghi chép thông tin tại huyện Tiền Hải, nghiên cứu nghề nuôi trồng thủy hải sản (ngao, tôm, cua) của cư dân tại xã Đông Minh, huyện Tiền Hải; nghiên cứu đền Cửa Lân (Đền Bà) thuộc xã Đông Minh, huyện Tiền Hải,  thờ Tứ vị thánh mẫu Nam Hải (4 vị thánh cai quản các cửa biển); nghiên cứu Cửa Ba Lạt, ngọn hải đăng Ba Lạt; Cồn vành và những nhánh sông, bãi sú, vẹt, rừng ngập mặn; cảng cá Tân Sơn, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, làng nghề muối Tam Đồng, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, đền thờ bà chúa Muối tại Quang Lang, xã Thụy Hải; nghiên cứu lễ hội đền Hồng Giao tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư.

Tại Hưng Yên, nghiên cứu cứu lịch sử hình thành phố Hiến; đời sống sinh hoạt vật chất, tinh thần của cư dân Phố Hiến thời cổ xưa đến nay; nghiên cứu các di tích liên quan đến phổ cổ; chụp ảnh, quay phim các công trình lịch sử, văn hoá, đời sống…

Tại Hải Phòng, đoàn khảo sát đã tiến hành chụp ảnh, ghi chép tư liệu, thống kê, phỏng vấn, khai thác thông tin về đặc điểm trí địa lý tự nhiên, hệ thống sông ngòi, biển đảo, điều kiện tự nhiên, môi trường các huyện vùng ven biển, đảo; Làng nghề đóng tàu Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên; Làng cá xã Hoàng Châu, huyện đảo Cát Hải; Khu nuôi cá lồng trên vịnh Cái Bèo, thị trấn Cát Bà; Lễ hội làng cá Cát Hải lễ hội.

Kết quả của các cuộc khảo sát, nghiên cứu đã  chụp được 1.500 ảnh tư liệu, quay 16 băng hình. Đơn vị đã tổng hợp những nguồn tư liệu thành các báo cáo khoa học, biên tập các băng hình, ghi âm, ảnh thành nguồn tư liệu hiện vật bảo tàng. Đây là nguồn tài liệu hiện vật quý giá, phục vụ cho các hoạt động của đơn vị và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học lâu dài.