Ngôi nhà Rông truyền thống của người Ba Na ở Tây Nguyên tại Bảo tàng VHCDT Việt Nam

Khu trưng bày ngôi nhà Rông truyền thống của người Ba Na ở Tây Nguyên.

Trong không gian văn hoá vùng Trường Sơn – Tây Nguyên thể hiện trên diện tích 4.000m2 xây dựng ngôi nhà Rông Ba Na; cây nêu trong lễ hội, đàn đá, đàn gió, đàn nước…Trong đó trưng bày sưu tập tài liệu hiện vật: công cụ sản xuất, trang phục dân tộc, sưu tập dụng cụ sinh hoạt như ché, chiêng, dụng cụ và sản phẩm nghề dệt vải, tư trang, các hiện vật gắn với từng nghi lễ trong chu kỳ đời người, nhạc cụ dân tộc và các hiện vật gắn với tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, sưu tập nhà mồ và tượng nhà mồ. Cấu trúc cảnh quan gồm: Cây Pơ lang, cây Kơ nia, và những dải đất các thác nước chảy để vận hành đàn đá, đàn nước và tượng voi mẹ, voi con… b Rông truyềng củaKhông gian văn hoá vùng văn hoá đồng bằng Nam Bộ thể hiện trên diện tích 4.000 m2, giới thiệu mô hình và cảnh quan ngoại thất ngôi chính điện chùa Phướng tại tỉnh Trà Vinh gồm kiến trúc cảnh quan ngôi chùa, tháp đựng cốt của người Khơ Me ở chùa Diệp Thạch, tỉnh Trà Vinh, kiến trúc tháp đựng cốt, cổng chùa Chăm Ka ở tỉnh Trà Vinh; Không gian văn hoá Nam bộ dưới dạng miệt vườn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng; hệ thống kênh rạch với chiếc cầu khỉ ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.